Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Dinh dưỡng cho mẹ suốt 9 tháng mang bầu

Dinh dưỡng cho mẹ suốt 9 tháng mang bầu

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho phụ nữ mang thai. Trong suốt thai kỳ, việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ hợp lý giúp thai nhi không chỉ phát triển khỏe mạnh mà còn giúp trẻ phát triển trí não ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên ăn gì giúp mẹ khỏe con thông minh thì không phải bà bầu nào cũng biết. Một vài bật mí nho nhỏ dưới đây sẽ giúp mẹ bầu lựa chọn được những loại thực phẩm tốt cho thai kỳ của mình.

dinh dưỡng bà bầu 1
Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi

Tháng đầu tiên

Những ngày đầu tiên con đến với mẹ là những ngày mẹ mệt mỏi nhất. Vào những ngày này, mẹ thường xuyên khó chịu và có cảm giác chán ăn. Tuy nhiên, để con phát triển tốt nhất, mẹ vẫn cần cố gắng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con thông qua 3 bữa trong ngày.Trong giai đoạn này mẹ cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là tăng cường các loại thức ăn chứa sắt và protein như thịt lợn, thịt bò, cá,… Có thể bổ sung thêm bánh quy, đậu phộng, trái cây để tránh bị đói khi đi làm

Tháng thứ hai

Bắt đầu bước vào tuần thứ 5 của thai kì, cảm giác đau nhức, mệt mỏi càng tăng lên gấp bội. Mẹ phải làm quen với những thay đổi về thể chất kèm theo triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nôn nhiều và có thể bị nghén. Điều cần làm nhất lúc này là mẹ hãy tranh thủ nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu không ăn được nhiều cũng không nên quá lo lắng vì giai đoạn này chưa cần quá nhiều dưỡng chất để nuôi thai nhi. Mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất thông qua việc ăn nhiều hoa quả, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa như nước hoa quả, cháo, bánh mỳ…

Tháng thứ ba

Tháng này, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung thêm các chất xơ và vitamin có nhiều trong rau xanh, trái cây tươi và khoai, củ. Mẹ bầu cần bổ sung khoảng 300g rau củ để phòng chống chứng táo bón trong thai kỳ. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần sử dụng muối iốt thay cho muối thường nhằm cung cấp đầy đủ chất iốt trong quá trình tạo phôi và phát triển thai nhi, phòng tránh bệnh đần độn, suy giáp bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ. Đồng thời bổ sung ngay các thực phẩm giàu kẽm, chứa nhiều đạm và giàu sắt như hải sản (hàu, sò,… ), thit, tôm, các loại đậu, gan, phô mai,…

dinh dưỡng bà bầu 2
Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp mẹ bầu dễ hấp thu hơn nhé

Tháng thứ tư

Vào lúc này, nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi bắt đầu tăng lên rồi nhé. Mẹ cần chia nhỏ bữa ăn làm nhiều bữa để dễ tiêu hóa. Mẹ nên sử dụng những loại thức ăn chứa nhiều vitamin như: Vitamin A (trứng, gan, tôm, cá, rau ngọt, rau dền, đu đủ, bí đỏ,… ); vitamin B1 (ngũ cốc, bột mì, gạo,… ); vitamin B6 (thịt gà, ngô, ruốc thịt,… ); vitamin C (rau muống, bắp cải, cam, bưởi, xoài,… ); viatmin D (lòng đỏ trứng, dầu gan cá, cá,… ); vitamin E (quả đào, ngô, lúa mì, giá đậu,… ). Và không nên ăn những loại thức ăn chứa chất kích thích như bia, rượu, không hút thuốc lá.

Tháng thứ 5

Khi bắt đầu bước vào tháng thứ 5 của thai kì, mẹ nên hạn chế ăn thịt và nên chọn ăn những loại thực phẩm thô như bột gạo, bột mỳ để hỗ trợ và kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi nhé. Mẹ cũng cần nhớ không nên ăn nhiều đường trắng vì không có lợi cho sự phát triển tế bào ở đại não.

dinh dưỡng bà bầu 3
Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ theo từng giai đoạn để con yêu phát triển toàn diện nhất

Tháng thứ 6

Đây là thời kỳ thai nhi sinh trưởng rất nhanh, trong chế độ ăn uống cần có nhiều lòng trắng trứng gà, bổ sung thêm chất khoáng và vitamin. Khi ở tháng thứ 6, lượng canxi của mẹ được thai nhi hấp thụ nhiều, rất dễ bị thiếu. Nếu mẹ không đủ lượng canxi sau này đứa trẻ dễ bị đau răng, viêm lợi hay loãng xương, dễ bị gù lưng bẩm sinh. Chính vì vậy, mẹ chú ý phải cung cấp lượng canxi đầy đủ, đề phòng thiếu canxi. Mẹ cũng cần bổ sung viên sắt để tránh thiếu máu và cung cấp đủ lượng sắt và máu cần cho em bé trong bụng. Mẹ có thể booe sung các nguyên tố vi lượng này thông qua những thực phẩm giàu sắt, canxi và vitamin như khoai tây, cải trắng, các loại đậu, thịt nạc, gan, thịt gia cầm… Mẹ cũng nên tránh ăn nhiều chất muối, dầu béo có thể bị phù chân, cao huyết áp, các bệnh về tim mạch.

Tháng thứ 7

Tăng cường ăn đồ ăn nóng, đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc, các loại đậu với liều lượng vừa đủ, tránh để thai nhi quá to. Tiếp tục bổ sung chất sắt và các chất canxi, kẽm, phốt pho và iốt có trong đậu phu, trứng gà, rau cải, các loại cá, rong biển. Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ có trong dầu thực vật và một ít dầu động vật.
Trong tháng này, phụ nữ mang thai nên ăn từ 4 – 5 lần trong ngày, mỗi lần ăn không nên ăn quá no, tạo điều kiện cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn.

Tháng thứ 8

Chọn những món ăn có giá trị cao như thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, hạn chế ăn đậu nành, khoai hồng đề phòng dạ dày bị chướng. Mẹ bầu cũng không nên lạm dụng chất bổ như nhân sâm, vitamin, gan cá. Đồng thời nên ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ ngọt, mỡ đề phòng thai quá to, khó khăn cho sinh nở.

Tháng thứ 9

Mẹ bầu vẫn áp dụng nguyên tắc ăn nhiều bữa trong ngày, nên ăn từ 5 bữa trở lên, mỗi lần ăn không nên quá no. Chú ý nên ăn các thức ăn thanh đạm, dùng dầu thực vật chế biến thức ăn, ăn nhiều các món phụ như hoa quả, rau hay các chế phẩm sữa và cũng không quên bổ sung đầy đủ các vitamin thiết yếu tốt cho mẹ và em bé trong bụng, chuẩn bị tốt cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối của thai kỳ.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…