Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Giải đáp thắc mắc: trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là bệnh gì?

Giải đáp thắc mắc: trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là bệnh gì?

Làn da của trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm và xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau trong quá trình khôn lớn. Một trong những triệu chứng da liễu thường gặp là trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khiến các bé thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu và hay la khóc. Vậy nguyên nhân cũng như cách điều trị khi thấy trẻ bị nổi mẩn đỏ như thế nào, bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

1. Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ, nhìn chung là những lý do sau đây:

– Cơ thể dị ứng với sự thay đổi của môi trường, không khí, mùi hương trong phòng.

– Làn da của trẻ nhạy cảm với các loại vải quần áo, chăn mền.

– Sự thay đổi thời tiết, chuyển đổi khí hậu và nhiệt độ khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng. Cụ thể là khi thời tiết quá khô, hanh khiến da của bé bị kích ứng.

– Bẩm sinh cơ thể có các biểu hiện viêm da do di truyền.

trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Trẻ nổi mẩn đỏ do rất nhiều nguyên nhân

2. Những biểu hiện của trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

– Triệu chứng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ đều có thể gặp ở hầu hết các bé, thường gặp nhiều nhất ở giai đoạn trẻ từ 1-2 tháng tuổi.

– Những vết mẩn đó sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều ở 2 má, khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, thường đưa 2 tay lên gãi hoặc ngọ nguậy đầu nếu được đeo bao tay. Sau một thời gian, các vết đỏ bắt đầu trở thành những vết mẩn nổi như hạt gạo, nặng hơn những hạt gạo này sẽ hình thành mọng nước bên trong, sau vỡ ra, chảy nhiều nước vàng và đóng vảy.

– Quá trình xuất hiện các vết mẩn đỏ thường kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc trong vài tháng trở lên và cần điều trị lâu dài để tránh gây những tổn thương về sau cho bé.

3. Nên làm gì khi thấy trẻ khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ?

Mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc sau để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ, giúp bé phục hồi nhanh chóng hơn:

3.1. Tắm cho bé

– Làn da của bé thời kì này đang rất nhạy cảm, do vậy mẹ cần lưu ý thật kĩ càng phương pháp tắm đúng cách nhất.

– Dùng những loại sữa tắm an toàn cho làn da của trẻ, nếu da quá nhạy cảm có thể tắm bằng nước muối sinh lý hoặc những loại sữa tắm chuyên dụng.

– Tắm nhanh với nhiệt độ nước ấm ở mức 33 độ C, thời gian không quá 10 phút. Tuyệt đối không dùng vòi xịt trực tiếp lên da có thể gây tổn thương hoặc bị bỏng.

trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Tắm sạch sẽ cho bé mỗi ngày 

3.2. Sử dụng các loại kem dưỡng chăm sóc da

Dựa theo lời khuyên của bác sĩ, thoa kem loại kem dưỡng an toàn, không có các thành phần gây kích ứng với làn da của bé để cung cấp đủ độ ẩm cho bé trong những ngày hanh khô. Thoa đều và xoa nhẹ để lớp dưỡng của kem thẩm thấu vào da.

Gần đây có rất nhiều mẹ rỉ tai nhau về sản phẩm Kem EmBé có thể giúp da con mềm mịn hơn. Nguyên nhân bởi Kem Em Bé chứa thành phần hoàn toàn thiên nhiên an toàn như Nano Curcumin, tinh chất Cúc La Mã, vitamin E,… giúp nuôi dưỡng độ ẩm sâu bên trong da bé để da bé luôn mịn màng, chắc khỏe. Ngoài ra, với cơ chế tác động của Kem EmBé được bào chế bằng công nghệ Nano hiện đại dễ dàng len lỏi sâu vào các tế bào da, tăng khả năng đẩy lùi các tổn thương trên da, giúp da bé giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy mang đến làn da mịn màng cho bé.

3.3. Chất liệu vải của quần áo và chăn mềm

– Thường xuyên giặt sạch chăn mềm cho bé, chọn những chất liệu thoáng mát, cotton… không ảnh hưởng đến làn da của bé.

– Trang phục cho trẻ nhỏ trong giai đoạn có mẩn đỏ cũng cần thông thoáng, nhẹ, chất liệu vải mềm mịn như cotton, sa-tanh… nếu thời tiết lạnh, sử dụng điều hòa chế độ truyền nhiệt nóng chứ không cho bé mặc quá nhiều lớp áo quần.

3.4. Thực phẩm cho bé

– Thời kì bé bị mẩn ngứa, mẹ nên chọn những loại thực phẩm an toàn, lành tính, có khả năng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Không nên chọn những loại rau củ nếu thấy bé từng có tiền sử dị ứng.

– Một số loại thực phẩm mẹ có áp thể áp dụng cho thực đơn hằng ngày của bé như các loại rau củ: mướp, cà rốt, cải bó xôi, cải xanh, cà chua, dưa leo, bí đỏ, đậu xanh… không cho bé ăn rau muống hoặc thực phẩm đạm: cá tươi, lươn, thịt gà, thịt heo… nếu bé có các biểu hiện dị ứng với hải sản thì nên hạn chế các loại đạm như tôm, cua, mực…

– Tùy theo tình trạng da liễu của bé mà mẹ có thể tìm hiểu một số phương pháp chăm sóc da cho bé hiệu quả hơn, đồng thời đưa bé đến với bác sĩ để được khám và nhận giải pháp điều trị phù hợp. Những trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ nghiêm trọng hơn như nổi mụn nước, nổi mẩn đỏ kèm theo sốt cao, nổi mẫn đỏ kéo dài… cha mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến với bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được khám và chuẩn đoán một cách chính xác nhất.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…