Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Thuộc lòng 5 nguyên tắc giúp giảm hăm tã ở trẻ ngay tức thì

Thuộc lòng 5 nguyên tắc giúp giảm hăm tã ở trẻ ngay tức thì

Sử dụng bỉm tã thường xuyên rất dễ khiến cho làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh bị hăm. Hăm tã nếu không điều trị sẽ khiến bé rất đau rát, khó chịu. Vậy làm thế nào để giảm hăm tã hiệu quả? 5 mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp các mẹ dễ dàng giải quyết tình trạng này.

1. Dùng các loại lá vệ sinh hàng ngày giúp giảm hăm tã

Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên như lá trầu không, lá khế, lá trà xanh… có tác dụng trị hăm tã ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

1.1. Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không là một vị thuốc khá phổ biến trong dân gian, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như đau bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng, hen suyễn và các bệnh lý ngoài da khác. Đó là nhờ thành phần hoạt tính có kháng sinh mạnh, có thể ức chế nhiều chủng vi khuẩn khác nhau.

Đối với hăm tã ở trẻ nhỏ:

  • Sử dụng lá trầu không đun nước để tắm hoặc tắm trực tiếp giúp kháng khuẩn và nhanh lành vết thương giúp giảm hăm tã.
  • Ngoài ra, tinh chất trong lá trầu còn giúp giảm đau, làm mát vùng da bị hăm tã.

Cách dùng: Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần, mỗi ngày 3 lần. Tình trạng hăm tã sẽ được cải thiện rõ rệt.

Sử dụng lá trầu không để tắm cho trẻ
Sử dụng lá trầu không để tắm cho trẻ

1.2. Sử dụng lá khế giúp giảm hăm tã

Lá khế là thảo dược thiên nhiên có tính mát, lành tính, rất quen thuộc và gần gũi trong đời sống. Lá khế được ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý trên da như dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt.

Cách sử dụng:

  • Mẹ nên lựa chọn 1 nắm những lá khế còn xanh, không nên chọn lá quá non.
  • Sau đó đem rửa sạch và ngâm với một chút muối loãng để khử trùng.
  • Giã lá khế cùng 1 chút muối hạt và vắt lấy nước để thoa lên vùng da bị hăm tã của con.
  • Cuối cùng rửa lại da bé bằng nước sạch ấm.

Cách dùng: Thực hiện 2-3 lần/ngày tình trạng hăm tã của con sẽ cải thiện đáng kể.

Lá khế có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm
Lá khế có tính mát giúp giảm hăm tã

1.3. Sử dụng lá trà xanh

Cũng giống như 2 loại lá trên, lá trà xanh hay lá chè xanh có tác dụng trị hăm tã ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhờ khả năng chống viêm, sát khuẩn.

Cách dùng:

  • Sử dụng lá trà xanh hoặc túi trà nếu không có lá trà tươi, đun với nước rồi vệ sinh vùng da bị hăm tã đều đặn 2-3 lần/ngày.
  • Thực hiện thường xuyên, đều đặn trong nhiều ngày liên tiếp đến khi không còn thấy dấu hiệu của hăm da nữa thì dừng lại.
Tắm lá trà xanh giúp giảm hăm tã và ngứa ngáy
Tắm lá trà xanh giúp giảm hăm và ngứa ngáy

2. Dùng kem trị hăm từ thảo dược

Ngoài phương pháp dân gian, mẹ có thể giảm hăm tã bằng cách sử dụng kem bôi ngoài da để giúp làm mát, giảm ngứa nhanh chóng và tránh bị nhiễm trùng.

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có vô vàn các loại kem bôi trị hăm khác nhau, với chất lượng cũng khác nhau. Đặc biệt làn da trẻ nhỏ rất nhạy cảm, dễ kích ứng nên việc lựa chọn kem bôi cho bé cần hết sức cẩn thận.

Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, mẹ nên chọn sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên với thành phần lành tính để đảm bảo an toàn. Nổi bật trong các sản phẩm hiện nay đó là như Kem EmBé. Cụ thể:

  • Kem EmBé là sản phẩm dành cho trẻ nhỏ đã được Bộ Y Tế cấp chứng nhận an toàn:
  • Được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên: Nano curcumin, tinh chất Cúc La Mã, kẽm oxyd, Lanolin (được chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên), dầu hạnh nhân
  • Không chứa corticoid, không paraben, không gây kích ứng da
  • Kem EmBé  giúp làm dịu nhanh chóng những thương tổn do hăm tã, ngăn ngừa và điều trị hăm tã hiệu quả.

Hướng dẫn sử dụng Kem EmBé:

  • Bước 1: vệ sinh da bé sạch sẽ bằng các loại nước lá trên (lá chè xanh, lá khế, lá trầu không…)
  • Bước 2: bôi 1 lớp mỏng Kem EmBé lên vùng da bị tổn thương 2-3 lần/ngày.
Kem EmBé giúp điều trị hăm tã hiệu quả
Kem EmBé giúp điều trị hăm tã hiệu quả

3. Cách chăm sóc cũng góp phần giảm hăm tã ở trẻ

Hăm tã có thể tái đi tái lại nhiều lần, do đó mẹ hãy chủ động phòng ngừa từ những chú ý nhỏ như là

  • Thay tã, bỉm thường xuyên cho dù bé không đi vệ sinh, tốt nhất là 2 tiếng thay một lần. Mỗi khi bé đi tiểu tiện hoặc đại tiện ra tã, bỉm thì mẹ cần thay tã mới ngay lập tức, tránh để các chất thải này gây hăm tã.
  • Thay đổi loại tã, bỉm nếu da trẻ có phản ứng ngứa, sưng đỏ, trầy xước…. và nên chọn loại tã/bỉm làm bằng chất liệu mềm, thấm hút và an toàn cho da.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt là vùng da ở mông, bộ phận sinh dục bằng nước ấm sạch và dùng khăn mềm lau khô, không nên để nước đọng lại trên da.
  • Luôn giữ da bé khô thoáng bởi ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Mẹ cũng không nên đóng bỉm cho trẻ 24/24 mà nên để cho bé một khoảng thời gian nhất định để cho da vùng đóng bỉm được “thở”.
Cách chăm sóc da bé bị hăm tã
Cách chăm sóc da bé bị hăm tã

4. Cách vệ sinh giúp phòng ngừa và giảm hăm cho trẻ

Trẻ bị hăm tã sẽ quấy khóc nhiều hơn vì làn da ngứa ngáy, đau rát. Vì thế để giảm hăm tã, mỗi lần vệ sinh/tắm cho bé mẹ hãy thật nhẹ nhàng:

  • Rửa bằng nước ấm: bởi lúc này sức đề kháng của trẻ vẫn còn yếu, nếu dùng nước lạnh sẽ khiến trẻ dễ bị ốm. Tuy nhiên mẹ cũng không nên dùng nước quá nóng bởi sẽ làm khô da và làm hăm tã lan rộng.
  • Tránh hoặc hạn chế sử dụng các loại xà phòng, đặc biệt là xà phòng có thành phần hóa học. Thay vào đó mẹ nên sử dụng những sản phẩm xà phòng, sữa tắm có chiết xuất 100% từ thiên nhiên, được chứng nhận an toàn với da em bé.
  • Sử dụng khăn mềm để lau khô sau khi tắm và thoa kem dưỡng ẩm, nhất là vào những hôm thời tiết lạnh, khô hanh để giữ ẩm cho da.
  • Không chà mạnh lên da để tránh làm trẻ đau cũng như tổn thương thêm vùng da bị bệnh.
  • Ưu tiên những quần áo có chất liệu vải mềm, có độ thấm hút cao, khô thoáng. Vào mùa đông mẹ cũng không nên mặc cho trẻ quá nhiều để tránh làn da bị bí bách và tăng tiết mồ hôi.
Giữ da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ
Chọn quần áo vải mềm để bảo vệ làn da của bé

5. Sai lầm bố mẹ nên tránh khi trẻ bị hăm tã

Bên cạnh những lưu ý trên, mẹ cũng nên tránh xa các sai lầm mà nhiều phụ huynh hay mắc phải như:

  • Sử dụng phấn rôm: phấn rôm có khả năng hút ẩm, giữ khô thoáng rất tốt. Tuy nhiên không phải loại phấn rôm nào cũng an toàn cho da và sử dụng phấn rôm có thể khiến hăm tã trở nên tồi tệ thêm do làn da bí bách, lỗ chân lông bị bịt kín.
  • Sử dụng nhiều loại kem bôi không rõ nguồn gốc hoặc có corticoid, paraben sẽ gây hại cho làn da non nớt của trẻ. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ sản phẩm nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé.
  • Quên thay tã, bỉm hoặc quấn tã, bỉm quá chặt sẽ khiến da bị cọ xát và tổn thương nặng nề hơn.
  • Lau rửa vết hăm tã cho trẻ bằng các loại xà phòng: nhiều phụ huynh sử dụng xà phòng diệt khuẩn để rửa vết hăm cho trẻ với mong muốn diệt khuẩn cho da bé. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm, bởi thành phần có trong xà phòng sẽ gây kích ứng da nhiều hơn, làm trầm trọng tình trạng hăm da, gây khó khăn trong điều trị.

Như vậy, có nhiều cách khác nhau để giảm hăm tã cho trẻ sơ sinh. Các mẹ có thể kết hợp giữa cách giảm hăm tã theo phương pháp dân gian hoặc sử dụng kem trị hăm tã để nâng cao hiệu quả điều trị.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…