5 hiện tượng viêm da ở trẻ sơ sinh mẹ không thể xem thường
5 hiện tượng viêm da ở trẻ sơ sinh mẹ không thể xem thường
Hiện tượng viêm da ở trẻ sơ sinh có biểu hiện rõ rệt và có thể dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên trẻ sơ sinh có thể gặp phải nhiều tình trạng viêm da khác nhau như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da dầu… Vì vậy mẹ đừng bỏ qua những thông tin chi tiết về các chứng bệnh viêm da này nhé!
Xem thêm:
- Lưu ý đặc biệt về bệnh viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi
- Cẩn trọng khi dùng thuốc chữa viêm da cho trẻ sơ sinh
- Cách trị viêm da ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất mẹ nên biết
1. Dấu hiện của hiện tượng viêm da ở trẻ sơ sinh
Trong những năm tháng đầu đời, làn da của bé rất nhạy cảm, cấu trúc da chưa phát triển đầy đủ nên là nơi “lý tưởng” để các vi khuẩn tấn công. Dù vào bất kỳ thời tiết nào trẻ cũng có thể bị viêm da. Tùy vào nguyên nhân gây nên mà trẻ có thể có những biểu hiện viêm da ở trẻ sơ sinh tương ứng với 5 loại bệnh viêm da sau đây.
1.1. Hiện tượng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Chắc hẳn mẹ đã từng được nghe về chứng bệnh này bởi viêm da cơ địa là tình trạng viêm da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là căn bệnh mãn tính, hay tái phát.
Nguyên nhân được xác định là do yếu tố di truyền, do cơ địa có liên quan đến các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, dị ứng thức ăn… Hoặc do tác nhân bên ngoài như ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Khi trẻ bị viêm da cơ địa, mẹ sẽ nhận thấy các dấu hiệu đỏ da, nổi mụn nước, da dày, sần sùi, xuất hiện vảy tiết, ngứa, dày sừng nang lông, dày chỉ lòng bàn tay, bàn chân…
1.2. Hiện tượng viêm da tiết bã (viêm da dầu) ở trẻ sơ sinh
Một trong những hiện tượng viêm da ở trẻ sơ sinh viêm da tiết bã hay chính là “cứt trâu” như dân gian thường gọi. Chúng thường xuất hiện chỉ sau một vài tuần sau sinh. Nguyên nhân gây bệnh được biết đến do sự tăng tiết bã tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm gây bệnh trên da gây nên viêm da. Phổ biến nhất là nấm malassezia, vi khuẩn P.acne.
Triệu chứng viêm da tiết bã là sự xuất hiện những dát đỏ thẫm, có vảy khô trên da. Vảy cứng, dày, bong tróc.
Vùng xuất hiện chủ yếu là những nơi có nhiều nang lông như da đầu, da mặt, trước ngực, vùng liên bả vai, vùng nếp gấp như nách, bẹn, hậu môn, bộ phận sinh dục.
1.3. Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Viêm da mủ do 2 loại vi khuẩn là tụ cầu khuẩn (tụ cầu vàng) và liên cầu khuẩn gây ra hoặc do cả 2 kết hợp gây nên.
Dấu hiệu chung của 2 loại viêm da mủ này là sự tạo thành mủ trên da. Cụ thể là sự xuất hiện của những mụn/bọng nước nông, nằm rải rác và có mủ, sau khi vỡ đóng vảy. Vùng da trở nên sậm màu, thậm chí bị lichen xơ hóa.
1.4. Hiện tượng viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiếp xúc dị ứng là hiện tượng viêm da ở trẻ sơ sinh phổ biến khi trẻ tiếp xúc với các chất không tương thích với cơ thể.
Nguyên nhân có thể là xà phòng tắm/giặt quần áo, trang sức/kim loại, ánh sáng hoặc thực vật……
Các dấu hiệu của viêm da dị ứng tiếp xúc ở mỗi giai đoạn bệnh khác nhau sẽ có sự khác nhau:
- Đầu tiên trên da sẽ xuất hiện những dát có màu đỏ, có hiện tượng phù nề
- Sau đó tổn thương da có màu đỏ nhạt, có vảy khô.
- Cuối cùng da có thể bị dày lên và lichen hóa.
1.5. Trẻ sơ sinh gặp hiện tượng viêm da do côn trùng cắn
Làn da thơm tho của bé là nơi mà nhiều loài côn trùng nhắm đến. Hiện tượng viêm da ở trẻ sơ sinh do côn trùng cắn là do nọc độc của côn trùng hoặc các kháng thể khiến da bị viêm, ngứa.
Loại côn trùng cắn gây nguy hiểm nhất là kiến ba khoang. Chúng có nọc độc là chất pederin gây dị ứng và viêm da nghiêm trọng.
Triệu chứng của da khi bị côn trùng đốt ban đầu là một hoặc vài đám da mẩn đỏ, sau đó xuất hiện vệt dài như vết cào xước. Da hơi phù nề, kích thước vết cắn cũng lớn hơn. Đi kèm với đó là cảm giác rất ngứa ngáy, đau nhức. Nếu bị nặng hơn thì vùng da bị thương lan rộng, bọng nước, bọng mủ, nhiễm trùng.
2. Các giai đoạn của viêm da ở trẻ sơ sinh
Sự phát triển các hiện tượng viêm da ở trẻ sơ sinh đều trải qua 3 giai đoạn chính là cấp tính, bán cấp tính và mạn tính. Ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những biểu hiện không giống nhau.
2.1. Cấp tính
Giai đoạn cấp tính là giai đoạn đầu tiên của hiện tượng viêm da ở trẻ sơ sinh. Lúc này trên da thường xuất hiện mẩn đỏ, tấy đỏ. Sau đó bệnh sẽ diễn tiến với các triệu chứng khác như nổi mụn nước, phù nề, chảy nước. Trẻ thường có cảm giác ngứa nhẹ, hay gãi.
2.2. Bán cấp tính
Viêm da cấp tính ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ phát triển thành bán cấp tính.
Ở giai đoạn này bệnh sẽ có những biểu hiện nặng hơn như những nốt mụn nước hợp với nhau thành đám mụn, sau đó vỡ ra, chảy nước. Cuối cùng chúng sẽ khô lại tạo thành vảy tiết. Kèm theo đó trẻ có những biểu hiện quấy khóc thường xuyên hơn, bỏ ăn, khó ngủ do đau, ngứa nhiều hơn.
2.3. Mạn tính
Đây là giai đoạn sau cùng của viêm da ở trẻ sơ sinh. Lúc này da sẽ dày lên, bong vảy tiết, lichen hóa và ngứa kèm theo. Vùng da sậm màu hơn, căng hoặc nứt da. Trẻ sơ sinh có biểu hiện cơ thể suy nhược, người mệt mỏi, ốm yếu.
3. Nguyên nhân gây viêm da ở trẻ sơ sinh
Theo nghiên cứu, có khoảng 90% trẻ sơ sinh đến 3 tuổi gặp phải tình trạng viêm da. Hiện tượng viêm da ở trẻ sơ sinh do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhưng phổ biến vẫn là các nguyên nhân sau đây:
- Do da của trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm và non nớt, cấu trúc làn da và sức đề kháng yếu hơn người lớn vì vậy vi khuẩn dễ tấn công và bùng phát thành bệnh.
- Do cơ địa dễ bị dị ứng với các dị nguyên từ môi trường, dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn…
- Cho di truyền: hầu hết các bệnh viêm da đều có tính di truyền. Điều này có nghĩa là nếu trong gia đình bé có người thân bị mắc bệnh viêm da thì nguy cơ trẻ sinh ra bị viêm da cũng cao hơn.
- Do tác nhân bên ngoài: như thức ăn, thời tiết, hóa chất, môi trường ô nhiễm… được xem là những nguyên nhân khiến bệnh bùng phát.
- Ngoài ra việc mẹ đóng bỉm thường xuyên và quá chặt, chất lượng bỉm kém hay chất liệu quần áo thô ráp, vệ sinh kém cũng là nguyên nhân khiến các bệnh viêm da xuất hiện.
4. Dấu hiệu nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh là biến chứng của các căn bệnh trên. Nhiễm trùng da rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu trẻ có những biểu hiện sau đây thì mẹ có thể xác định là vùng da bị viêm đã nhiễm trùng:
- Vùng da bị viêm có hiện tượng sưng tấy, phát ban, tạo dịch mủ, chảy nước. Dịch mủ có mùi hôi, tanh.
- Da bị thâm sạm, đổi màu hoặc hoại tử…
- Cảm giác ngứa và đau nhức dữ dội hơn.
- Trẻ sơ sinh bị sốt cao đột ngột, một số trường hợp bé còn sốt cao kèm theo co giật.
- Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày, bỏ bú, không ngủ được.
Nếu nhiễm trùng da diễn tiến thành nhiễm trùng máu thì đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm bởi rất khó điều trị và nguy hiểm tới tính mạng. Thậm chí nhiễm trùng da cũng có thể biến chứng tạo u mềm lây nhiễm cực kỳ nguy hiểm.
5. Cách xử lý khi hiện tượng trẻ sơ sinh bị viêm da
Để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi những chứng bệnh này cũng như ngăn ngừa biến chứng xảy ra, mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Việc điều trị kịp thời sẽ giúp bé giảm bớt khó chịu và tăng khả năng khỏi bệnh.
Bên cạnh việc điều trị thì lối sống và cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh cũng hết sức quan trọng. Bệnh sẽ nhanh khỏi hơn nếu mẹ chăm sóc đúng cách.
- Vệ sinh đúng cách cho trẻ sơ sinh, giữ da bé thông thoáng.
- Nên thoa kem dưỡng ẩm để tăng cường độ ẩm cho da. Mẹ nên dùng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như Kem EmBé. Sản phẩm có chứa bộ đôi chống viêm, kháng khuẩn là Nano curcumin và Cúc la mã giúp dưỡng ẩm, chống viêm, giảm ngứa, ngăn ngừa thâm sẹo mà lại rất an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé.
- Rửa vết viêm bằng thuốc tím pha loãng để sát khuẩn, tránh nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng.
- Chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ cũng như sinh hoạt hàng ngày. Loại bỏ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, dùng xà phòng giặt quần áo phù hợp…
- Tái khám nếu cần thiết để ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Cho trẻ sơ sinh mặc quần áo bằng vải cotton mềm mại, tránh xây xát làn da.
- Giữ phòng ngủ của bé thoáng mát, sạch sẽ, giặt giũ chăn màn thường xuyên.
Hy vọng, với những thông tin trên mẹ đã có thêm gợi ý để bảo vệ và chăm sóc da của bé tốt hơn. Ngay khi thấy hiện tượng viêm da ở trẻ sơ sinh, mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.