Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Kiến ba khoang còn độc hơn nọc rắn, mẹ cần xử lý ngay theo cách này

Kiến ba khoang còn độc hơn nọc rắn, mẹ cần xử lý ngay theo cách này

Vài năm trở lại đây, vào thời điểm cuối tháng 10, đầu tháng 11 (mùa mưa) kiến ba khoang lại bắt đầu xuất hiện khiến nhiều người lo lắng, đứng ngồi không yên.

Các vết thương do kiến ba khoang tấn công với người lớn đã nguy hiểm, với trẻ nhỏ lại càng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Kiến ba khoang – Nỗi ám ảnh của cả mẹ và con

Thời tiết chuyển mùa ẩm ướt là điều kiện cho kiến ba khoang xuất hiện ngày càng nhiều. Những năm trước, đã có không ít người phải nhập viện do bị kiến ba khoang đốt. Chất độc pederin (C24H43O9N) của kiến có độc tính gấp 12 – 15 lần nọc rắn dính vào da có thể gây hậu quả nghiêm trọng như phồng rộp, ngứa ngáy, đau rát, thậm chí có cảm giác như bị cháy da. Nghiêm trọng hơn, nếu nọc độc này rơi vào các vùng da hoặc bộ phận nhạy cảm như cổ, mặt, mắt, cánh tay,… thì khả năng gây hại sẽ càng lớn.

Kiến ba khoang có độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc rắn

Với trẻ em, khi bị tổn thương da do kiến ba khoang sẽ dễ tiến triển nặng do sức đề kháng của trẻ kém, cùng với đó, trẻ không chịu được ngứa, càng gãi tổn thương sẽ càng lan rộng và sâu, dễ dẫn đến hiện tượng sốt và nổi các cục hạch lân cận gây đau.

Xử lý không đúng cách, dễ để lại biến chứng

Nhiều mẹ thường nhầm lẫn vết tấn công do kiến ba khoang với bệnh zona vì thế đã tự mua thuốc về bôi cho con. Bên cạnh đó, do không nắm rõ tình hình tiến triển của vết thương và nghĩ bôi càng nhiều thuốc với tần suất lớn thì con càng nhanh khỏi. Song thực tế, có trường hợp mẹ sau khi bôi thuốc cho con, con bị loét da, tổn thương sâu hơn. Lúc này, việc điều trị sẽ lại càng lâu.

Da bé bị tổn thương, phồng rộp do bị kiến ba khoang tấn công

Cùng với đó là có nhiều người vì lo lắng khi thấy kiến xuất hiện trên vùng da con đã nhanh chóng lấy tay giết, vô tình gây bệnh cho con. TS.BS Nguyễn Như Lan, Nguyên trưởng khoa Laser Phẫu thuật, Viện Da liễu Trung ương dẫn một ví dụ: “Có trường hợp bố mẹ đưa bé hơn 3 tuổi đến khám, trên tay và chân con xuất hiện những vết phỏng rộp, mụn nước khá nặng. Tìm hiểu thì biết cô giúp việc để con chơi ngoài vườn, đúng tổ kiến. Nghĩ là kiến bình thường đốt nên đã diệt ngay trên tay chân con. Kết quả, các mụn nước cứ lan dần, gây khó chịu, đau nhức cho bé. Vì diện tích vùng da bị bệnh lan rộng và sâu nên rất dễ để lại sẹo thâm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của con sau này”.

Bảo vệ con bằng cách nào?

Theo khuyến cáo của bác sĩ Nguyễn Như Lan, ngay khi trẻ có các biểu hiện của kiến ba khoang, các mẹ cần ngay lập tức dùng nước muối sinh lý rửa nhẹ nhàng để loại bỏ bớt nọc độc của côn trùng bám trên da. Sau đó dùng các sản phẩm bôi da chuyên biệt cho bé thoa lên vùng da tổn thương nhằm mục đích làm mát da, tránh phồng rộp. Khi da đã bị nổi mụn, phỏng rộp như vết bỏng cần tiếp tục thoa kem để làm sạch, dịu da. Nếu vùng tổn thương xuất hiện mủ, cần sử dụng sản phẩm có tính sát khuẩn. Vết thương khi đã khô, mẹ vẫn cần bôi cho con để mau lành và tránh để lại thâm sẹo.

Nói về dòng sản phẩm giúp bé dịu nhanh các vết đau rát, phồng rộp, tránh nhiễm khuẩn và làm mờ thâm sẹo hiệu quả, bác sĩ Lan gợi ý các mẹ có thể tham khảo sản phẩm thảo dược đầu tiên của Việt Nam chứa Tinh Nghệ Vàng Nano Curcumin có tên Kem EmBé đang được 98.000 mẹ tin dùng hiện nay.

“Kem EmBé chứa bộ đôi kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa tự nhiên tinh nghệ Nano và tinh chất Cúc La Mã làm dịu tổn thương trên da bé ngay tức thì. Ở Đức, các chế phẩm có chứa tinh chất thảo dược này là lựa chọn hàng đầu để chăm sóc và chữa trị những bệnh lý ở làn da trẻ nhỏ, giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo. Ngoài bộ đôi trên, Kem EmBé còn kết hợp kẽm oxyd, vitamin E, lanolin, dầu hạnh nhân,…giúp giảm ngứa, tạo màng bảo vệ, duy trì độ ẩm và sự mềm mại của da, tạo điều kiện tối ưu để làn da mỏng manh của trẻ hồi phục” – bác sĩ Lan nói rõ.

Bởi vậy, ngay khi trẻ có bất cứ dấu hiệu tổn thương da nào, mẹ cần thoa Kem EmBé lên vùng da tổn thương 2 – 3 lần/ ngày, chất kem mát thẩm thấu sâu làm giảm viêm ngứa, nhiễm trùng và sự lan rộng, giúp da con luôn hồng hào, khỏe mạnh.

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…