Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Kinh nghiệm điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Kinh nghiệm điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Hiện nay trẻ sơ sinh bị chàm sữa rất nhiều, thường là do 2 yếu tố cơ địa và dị ứng nguyên gây nên. Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh xuất hiện ở khoảng tháng thứ 3 đầu đời và sẽ giảm dần sau một vài năm. Bạn không cần lo lắng, sau đây sẽ chỉ dẫn cho bạn cách nhận biết cũng như cách điều trị về bệnh chàm sữa ở bé.

Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Mục đích điều trị là giúp trẻ bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh. Từ đó hạn chế bệnh tái phát, chứ không phải là điều trị khỏi hẳn. Do đó, trẻ sơ sinh đang ở giai đoạn bị chàm sữa, nhất là giai đoạn cấp tính không nên nhập viện vì môi trường trong bệnh viện có thể làm cho bé bị nhiễm trùng thêm.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Kinh nghiệm điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa
Kinh nghiệm điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Các mẹ nên tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như các đồ tanh, đồ biển, thực phẩm lên men, trứng, các loại đậu phộng, cà chua,…

Sử dụng thuốc để điều trị

– Khi những tổn thương đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì bạn có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu mang tính sát trùng nhẹ như thuốc Milian, Eosin…

– Khi những tổn thương da khô, đỏ, tróc vẩy thì bạn có thể bôi cho con các loại kem chứa corticosteroid nồng độ thấp như Eumovat trong thời gian ngắn (từ 7 – 10 ngày);

– Khi những tổn thương da khô, dầy sừng nhiều thì bạn có thể dùng các loại mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợp chất tiêu sừng nhưsalicylic acid bôi cho con. Nhưng phải thật cẩn trọng và theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Không nên tiêm chủng ngừa cho trẻ sơ sinh, nhất là tiêm chủng đậu mùa. Vì việc này có thể dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu.

– Không dùng các loại kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bị bội nhiễm nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng thuốc kháng sinh ở trẻ nhỏ.

Cách tốt nhất, khi dùng thuốc dù bôi hay uống, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để điều trị phù hợp và an toàn cho bé. Tránh tự ý mua thuốc, cũng không nên tự ý đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm.

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa

kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa
kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Tuyệt đối đừng sử dụng 2 thứ:

  • Một là xức lá dân gian lên vùng bị thương, bởi vì trong thuốc đã có thành phần lá có quy định, lá tươi 100% chưa hẳn là tốt vì có thể nó nhiều quá độ so với mức cần thiết, điều này có thể gây viêm nhiễm thêm, chưa kể quá trình xử lý lá chưa sạch có thêm vi khuẩn.
  • Hai là không nên dùng các loại thuốc bôi có thành phần corticoid, nếu không hiểu cứ nghĩ bôi ngoài da đâu có sao nên thực tế đã có một số bà mẹ tự ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi có corticosteroid, lâu ngày thuốc gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Thực chất, chất này thấm qua da có thể khiến chàm lan rộng, khiến bệnh nặng thêm và nhiễm trùng, nếu dùng thuốc này kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận…

Thông thường người bệnh về da sẽ thiếu kẽm, có thể ăn bổ sung kẽm, hoặc uống thuốc bổ sung kẽm, cả mẹ và bé.

Hy vọng rằng, những thông tin và chia sẻ trên sẽ hữu ích cho các bạn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa hiệu quả.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…