Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bé bị hăm da vùng cổ – Mách mẹ 6 cách xử lý an toàn nhất

Bé bị hăm da vùng cổ – Mách mẹ 6 cách xử lý an toàn nhất

Hăm da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không những xuất hiện ở vùng mông, bẹn… mà ở cổ cũng là trường hợp không hiếm gặp khiến bé khó chịu, quấy khóc. Để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất khi bé bị hăm da vùng cổ mẹ cần nắm được nguyên nhân và triệu chứng cụ thể của bệnh lý này. 

1. Nguyên nhân và triệu chứng khi bé bị hăm da vùng cổ

Trước khi tìm hiểu về các các trị hăm ở cổ mẹ cần phải nắm rõ được nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh lý này. Theo đó, nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị hăm da cổ được hiểu như sau:

Nguyên nhân gây viêm da vùng cổ 

Trẻ bị hăm cổ xuất hiện từ gian đoạn 2 tháng đến 3 tuổi. Làn da lúc này rất mỏng manh và nhạy cảm nên nhiều tác nhân có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm.

biểu hiện của bênh hăm da ở vùng cổ của trẻ

Trẻ bị hăm cổ có thể do ứ đọng mồ hôi

  • Do tình trạng ứ đọng mồ hôi: Mồ hôi thường đọng tại các vùng da có nhiều nếp gấp như cổ, bẹn, nách,…. Khi mồ hôi ứ đọng, độ ẩm tăng cao sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn tấn công làn da mỏng manh của bé. Cộng thêm với các yếu tố như bụi bẩn từ môi trường, dịch tiết từ cơ thể lại càng dễ hình thành nên chứng hăm da hoặc các loại bệnh viêm da khác.
  • Do thức ăn rỡi vãi, dính vào phần cổ: Nước, sữa hay thức ăn bị rơi vãi dính vào phần cổ và mẹ không chú ý lau chùi sạch sẽ sẽ thu hút côn trùng hoặc vi khuẩn làm tăng khả năng bị sưng đỏ, kích ứng.
  • Các loại nấm cũng có thể phát triển ở vùng cổ: Nấm Candida, nấm men…thường tập trung những nơi nhiều mồ hôi, khó vệ sinh sạch sẽ từ đó hình thành nên những mảng da bị hăm.
  • Do cọ xát giữa làn da ở cổ với vải áo: Da của bé rất mỏng manh và nhạy cảm, khi vùng cổ bị cọ xát với vải áo, đặc biệt là các loại áo len vải sợi cứng, áo cổ cao,….thì sẽ gây ra các vết trầy xước, kết hợp cùng mồ hôi, dịch tiết cơ thể,….dần dần sẽ tạo nên những vùng hăm da ở cổ.

Triệu chứng khi trẻ bị hăm da cổ

Khi bé bị hăm da vùng cổ có thể xuất hiện những triệu chứng như sau:

  • Khu vực quanh cổ đỏ ửng có hiện tượng nóng rát hơn so với các vị trí khác. 
  • Các mụn hoặc mẫn đỏ nhỏ liti mọc lên, giống như phát ban. Vùng da có thể bị nứt nẻ, đóng vẩy và mưng mủ..
  • Các tổn thương gây đau rát ngứa ngáy khiến trẻ thường xuyên bỏ bú, quấy khóc nhất là khi mẹ vệ sinh, thay tã.
  • Trường hợp để lâu không được xử lý kịp thời thì nốt mẫn đỏ sẽ phát triển thành các mụn nước, mụn nước vỡ sẽ dẫn tới việc chảy mủ hoặc chảy máu.
  • Nếu như vùng da quanh cổ phồng lên, nốt mụn có màu đỏ sẫm cho thấy vi khuẩn xâm nhập hoặc đã bị nấm.
  • Nếu tình trạng hăm da ở cổ kéo dài thì có thể lan rộng hơn, thậm chí là xuống cả dưới nách.

2. Mách mẹ 6 cách trị hăm cổ cho trẻ 

Cách trị hăm da cổ ở trẻ em và trẻ sơ sinh tuy không khó, nhưng nếu để lâu này hoặc không chữa trị dứt điểm, không chăm sóc cẩn thận thì hiện tượng này rất dễ tái đi tái lại nhiều lần. Để giúp mẹ xua tan nỗi lo lắng khi trẻ bị hăm da vùng cổ, hãy cùng chúng tôi theo dõi 6 cách trị ngay dưới đây!

2.1. 4 cách dân gian khi bé bị hăm da vùng cổ. 

Cách trị hăm vùng cổ ở trẻ em và trẻ sơ sinh được nhiều mẹ truyền tai qua nhiều đời nay. Sử dụng lá chè, lá trầu không, lá khế .. được nhiều mẹ tin tưởng và áp dụng.

Dầu dừa trị hăm da vùng cổ

chữa hăm da bằng dầu dừa

Sử dụng dầu dừa chữa hăm da vùng cổ cho bé

Dầu dừa có chứa nhiều vitamin E tự nhiên hỗ trợ quá trình tái tạo da đồng thời làm da bé luôn được mềm mại. Cách trị hăm da bằng dầu dừa mẹ thực hiện theo 3 bước như sau:

Bước 1: Tắm cho bé bằng nước ấm rồi dùng khăn mềm lau khô người bé

Bước 2:  Đặt bé nằm xông bên dưới lót một miếng vải có thể chống thấm. Sau đó bôi một ít dầu dừa vào vùng da ở cổ bị hăm để trong 15 phút cho dầu ngừa ngấm vào.

Bước 3: Sau 15 phút mẹ rửa lại bằng nước ấm và dùng khăm mền thấm khô.

*Lưu ý:

  • Mẹ nên mua dầu dừa tại địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng
  • Trước khi thoa dầu dừa mẹ nên vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Chữa hăm da bằng lá trầu không

chữa hăm da bằng lá trầu không

Bé bị hăm cổ – Mẹ có thể tắm cho bé bằng nước lá trầu không 

Lá trầu không được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian để giảm sưng, kháng viêm. Trong lá trầu không có chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên với hiệu quả sát trùng cao. Mẹ thực hiện cách chữa hăm da cổ bằng trầu thực hiện như sau:

Bước 1: Chọn 3-4 lá trầu không không quá non mà không quá già, sau đó rửa sạch và ngâm với nước muỗi loãng để diệt khuẩn.

Bước 2: Cho khoảng 1 lít nước và lá trầu không vào nồi đun sôi trong vòng 10 phút. Đợi nước nguội rồi mẹ lấy khăn sạch thấm vào nước vừa đun xong vào vùng da cổ của bé đang bị hăm.

*Lưu ý: Khi bé bị hăm da vùng cổ mẹ có thể thực hiện 3-4 lần/ngày liên tục trong 4 ngày tình trạng hăm da ở trẻ sẽ thuyên giảm đáng kể.

Sử dụng lá khế chữa hăm da

Lá khế

Lá khê trị hăm da cổ

Lá khế có tính mát, vị chát, có công dụng sát khuẩn, giải độc, giảm ngứa, tiêu viêm, tán nhiệt, lợi tiểu .. giúp chữa trị những nốt mẫn đỏ do hăm da, nổi mề đay, ung nhọt do huyết nhiệt, các chứng lở loét ngứa ngáy.

Mẹ chọn những lá còn xanh, không quá non cũng không quá già, không bị sâu. Lá khế sau khi hái về rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại sạch bụi bẩn, kí sinh trùng trên lá để đảm bảo lá khế được khử trùng. Chữa hăm cổ cho trẻ mẹ có thể thực hiện như sau:

Cách 1:

Bước 1: Ngâm lá khế với nước muối loãng khoảng 30 phút rồi vắt kiệt hoặc để ráo. Sau đó cho vào giã cùng vài hạt muối trắng, hoàn tan trong khoảng 1 lít nước sạch và đựng trong chậu sạch.

Bước 2: Dùng xô sạch để loại bỏ phần bã lá khế, sử dụng nước lọc để tắm cho bé. Dội nhẹ nước lên vùng cổ rồi mát xa thật nhẹ nhàng.

Cách 2: Lá khế rửa sạch ngâm với nước muối rồi cho vào nồi nấu sôi với khoảng 1 lít nước, nước bớt nóng thì bắt đầu tắm cho trẻ.

*Lưu ý:

  • Khi tắm cho bé bằng lá khế xong mẹ nên rửa sạch người cho bé bằng nước ấm, rồi dùng khăn bông lau khô người và vùng da bị hăm.
  • Thực hiện từ 2-3 lần/ ngày, chứng hăm da ở cổ trẻ sơ sinh sẽ khỏi rõ rệt.

Sử dụng lá chè khi bé bị hăm da vùng cổ

Lá chè hay lá trà xanh có tính hàn, thanh nhiệt, kháng khuẩn, làm sạch da rất tốt. Đặc biệt nhất, trong lá chè còn chứa chất Lyzozym có tính diệt khuẩn và sát trùng da hiệu quả. Với mẹo trị hăm da vùng cổ ở trẻ, mẹ thực hiện theo 4 bước như sau:

Bước 1: Mẹ chọn những lá chè xanh không sâu, không quá già. Sau đó đem rửa sạch và ngâm với một ít nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám trên lá.

Bước 2: Với lá chè và để ráo nước. Cho 1 lít nước và lá chè xanh vào đun sôi trong khoảng 10 phút để cho tinh chất trong lá chè tiết ra ngoài rồi tắt bếp.

Bước 3: Để nước cho thật nguội hoặc ấm ấm thì rửa vùng da cổ của bé bị hăm.

Bước 4: Lau khô vùng da vừa rửa rồi mặc quần áo thoáng mát cho bé.

*Lưu ý:  Thực hiện 2-3 lần/ ngày sẽ giúp cả triệu chứng ngứa ngáy, ửng đỏ ở trẻ dịu dần và dứt điểm tình trạng hăm da ở vùng cổ.

Dùng lá trà xanh để chưa hăm da vùng cổ cho trẻ

Trị  hăm da cổ bằng lá trà xanh

3.2. Cách dùng kem bôi khi bé bị viêm da vùng cổ

Trước khi sử dụng bất cứ một loại sữa tắm hay loại kem nào, mẹ nên dùng nước ấm để làm sạch vùng da bị hăm. Theo đó, mẹ nên tuân thủ các bước sau để vệ sinh vùng cổ hàng ngày trước khi sử dụng kem bôi hoặc sữa tắm.

Bước 1:  Vệ sinh vùng cổ sạch sẽ cho bé 2 lần/ ngày.

Bước 2: Sau khi rửa bằng nước, mẹ nhẹ nhàng dùng khăn thấm khô.

Bước 3:  Bôi một lớp mỏng kem chống hăm cho trẻ để giúp da thẩm thấu tốt.

*Lưu ý:

  • Mẹ nên chọn loại xà bông, sữa tắm dịu nhẹ
  • Tốt nhất là loại không có hương thôm và độ Ph = 5,5.

Xem thêm: Mẹ tham khảo ngay kem bôi trị hăm da cho bé an toàn và hiệu quả 

2.3. Thăm khám bác sỹ khi vết hăm ở cổ trở nặng

Khi bé bị hăm da vùng cổ nếu được điều trị đúng cách sẽ hết trong khoảng từ 3-5 ngày. Nhưng cũng có một số trường hợp đặc biệt, tình trạng hăm cổ ở trẻ trở nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi thấy xuất hiện những triệu chứng dưới đây thì cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín để được các bác sỹ thăm khám:

  • Sau 1 tuần điều trị tại nhà không hết
  • Vết hăm chảy nước, rạn nứt khiến bé đau đớn
  • Vết hăm bắt đầu lan rộng và trở nặng hơn so với ban đầu.

3. Cách phòng ngừa bé bị hăm da vùng cổ 

Làn da của bé, đặc biệt là bé từ 0 đến 24 tháng tuổi, mỏng gấp 5 lần so với người lớn. Các cơ chế bảo vệ của da bé cũng còn rất non yếu và khả năng chống lại vi khuẩn cũng như các chất độc hại trong môi trường vẫn còn rất kém. Vì vậy, việc phòng ngừa trẻ bị hăm da vùng cổ là điều cần thiết, theo đó mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không nên để cổ của bé quá nhiều mồ hôi, đảm bảo vùng cổ của bé luôn được sạch sẽ, tránh ẩm ướt hoặc dính các loại thức ăn, nước, sữa,… Vệ sinh, lau chùi vùng cổ bé sạch sẽ sau khi cho bé ăn.
  • Nên thoa thêm kem bôi chuyên dụng sau khi vệ sinh sạch sẽ để tạo lớp màng bảo vệ cho da bé luôn mềm mại và được bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết.
  • Giữ cổ của trẻ luôn thoáng mát bằng cách lau khô thường xuyên và không để các phần cổ áo bị ẩm ướt.
  • Cho bé mặc các loại áo không cổ, nên hạn chế cho bé mặc các loại áo cao cổ hoặc có cổ, các loại áo làm từ sợi vải, sợi len cứng, dễ cọ xát và gây trầy xước vùng cổ.

Bé bị hăm da vùng cổ tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Theo đó, mẹ cần phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh lý từ đó có cách xử lý và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng về lâu dài.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…