Làm thế nào để trẻ không bị muỗi đốt
Làm thế nào để trẻ không bị muỗi đốt
Ở nước ta, muỗi là một trong những loài côn trùng nguy hiểm thường xuyên sinh sôi, phát triển nảy nở vào mùa hè nắng nóng. Chúng tìm đến trẻ nhỏ và người lớn để hút máu gây ra bệnh cho sức khỏe con người. Vậy làm thế nào để trẻ không bị muỗi đốt, xin mời các mẹ bỉm sữa tham khảo bài viết sau:
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt bôi dầu dừa có tác dụng không?
- Mẹ bối rối vì bé bị muỗi đốt mưng mủ?
- Chuỗi hình ảnh bé bị muỗi đốt và những hậu quả khó lường
1. Một số điều cần biết về loài muỗi
Những kiến thức, thông tin cơ bản về loài muỗi là cẩm nang cần thiết nhất đối với ai có con nhỏ trong quá trình chăm sóc trẻ khi muỗi đốt. Là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng, bộ hai cánh. Chúng có tuổi thọ hơn một tháng thậm chí là hai tháng.
Có hai loại muỗi đực và cái nhưng muỗi đực có chu kì sống rất ngắn. Chúng có thân hình mỏng, chân dài, khoảng 150 loài muỗi đang tồn tại trên khắp thế giới nhưng không phải loài nào cũng gây bệnh. Muỗi là loài côn trùng mang đến nhiều bất lợi tạo ra vô vàn dịch bệnh đặc biệt là dịch sốt xuất huyết trong những năm gần đây.
- Muỗi là loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Trẻ nhỏ lại là một trong những đối tượng mà muỗi hay tìm đến nhất vì sức đề kháng của bé rất yếu nên khi muỗi đốt sẽ làm tổn thương nặng nề cho chúng. Muỗi sốt rét, muỗi vằn, muỗi zika, muỗi aedes, muỗi culex,… và nhiều loài muỗi khác là loài độc hại nhất.
Khi muỗi đốt, chúng bơm nước bọt, hút máu, virut sẽ theo nước bọt đi vào cơ thể gây ra các bệnh viêm não dẫn tới tử vong. Bên cạnh đó nó còn là tác nhân truyền bệnh sốt rét, sốt vàng da, gây dị ứng cho bị mẫn cảm. Muỗi đực không cắn, không hút máu nhưng ngược lại muỗi cái lại thầm lặng đốt bé. Đa số vết muỗi đốt vô hại và triệu chứng sẽ giảm sau vài ngày.
Có thể nhận biết một số những dấu hiệu khi bị muỗi đốt: nổi nốt đỏ, sưng tấy, mụn nước phồng rộp, xuất hiện đốm đen, viêm da, hen suyễn, gây ngứa, khó chịu.
Vết muỗi đốt tăng khả năng nhiễm trùng thứ cấp, biến đổi sinh lí của cơ thể. Quần áo, hơi người, môi trường, nhiệt đô, thói quen sinh hoạt cùng các tác nhân xung quanh là điều kiện để muỗi đốt.
Một số trẻ bị muỗi đốt nhiều hơn so với bạn khác là do: ở bé đó thở ra nhiều khí co2, thuộc nhóm máu o, có gen lạ, cơ thể tiết ra một số hợp chất hấp dẫn đốt. Vì vậy việc nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng và những hệ lụy gây ra cho con mẹ cần bỏ ngay vào túi để giúp trẻ tránh xa được vòng tay của muỗi.
2. Cách phòng tránh khi bị muỗi đốt
Để tránh bị muỗi đốt mẹ cần có một số cách phòng tránh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo ổn định sự phát triển toàn diện của bé.
- Chúng ta hãy luôn giữ cho trẻ có nhiệt độ cơ thể mát mẻ giúp trẻ không bị muỗi đốt
- Muỗi hay tìm đến nơi tối tăm vì vậy tránh cho con mặc quần áo màu đen, xám cần cho bé mặc quần áo sáng màu để đánh lừa muỗi
- Không cho trẻ tiếp xúc với các chất kích thích bia rượu.
- Về đêm hoặc ban ngày khi ngủ cần mắc màn để bảo vệ trẻ khỏi sự xâm nhập của các loài côn trùng.
- Mẹ có biết rằng dùng vitamin b1, chanh và tỏi cũng tạo ra mùi khó chịu cho khứu giác của muỗi. Hãy thường xuyên bỏ vào tủ lạnh, bếp, quanh nhà nhiều tỏi, vitamin b1 để muỗi không tồn tại trong nhà của bạn.
Phòng bệnh bao giờ cũng mang tính cấp bách hãy chú ý tới nguồn nước sử dụng:
- Loại bỏ các đồ vật: thùng, bể chứa nước cũ, bẩn
- Vệ sinh nơi ở của con sạch sẽ, thoáng mát
- Hạn chế dùng nước hoa và các sản phẩm mùi hương thu hút muỗi
- Theo định kì hãy phun thuốc trừ muỗi để cuộc sống sinh hoạt được thoải mái
- Khi bị muỗi đốt không nên gãi, phải nhanh chóng rửa vết thương bằng xà phòng, dùng đá để chườm rồi dùng thuốc kem bôi giảm sưng ngứa
- Trường hợp vết muỗi đốt có biểu hiện khác lạ, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để khám chữa kịp thời.
Muỗi đốt dù nhẹ hay nặng cũng đều mang đến cho người lớn những cảm giác lo lắng khi con nhỏ bị đốt. Tốt hơn hết mẹ cần chú ý tới những biểu hiện diễn ra hàng ngày của con, thay đổi thói quen ăn uống, duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh để trẻ không bị muỗi cắn. Chúc các con khỏe mạnh!