Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Lưu ý khi cho con ăn dặm kiểu Nhật

Lưu ý khi cho con ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật đang là xu hướng mà nhiều mẹ muốn thực hiện cho bé. Nhưng để thành công với phương pháp này mẹ cần biết một số thông tin cũng như lưu ý để đảm bảo dinh dưỡng cũng như an toàn cho hệ tiêu hóa của bé yêu nhé!

trẻ ăn kiểu nhật
Rất nhiều mẹ Việt đã và đang áp dụng chế độ ăn dặm kiểu Nhật cho con yêu

Lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Khi được 5-6 tháng tuổi là thời gian phù hợp để con bắt đầu ăn dặm. Việc ăn dặm ở giai đoạn này chủ yếu chú trọng đến việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác của bé. Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên lưu ý những điều sau:

– Cho trẻ làm quen với chế độ ăn dặm bằng cháo pha loãng theo tỷ lệ 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo tuổi của bé.
– Bữa ăn của bé sẽ đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng- đỏ -xanh”. Những món ăn này sẽ được thường xuyên thay đổi để bé quen dầu với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
– Mẹ không cần thêm gia vị vào thức ăn của bé.
– Trong quá trình cho con ăn dặm, mẹ hãy tập cho bé thói quen ăn đúng bữa.
– Khi bé đã biết ngồi thì mẹ hãy để cho con ngồi ăn chung với ba mẹ và tập cho mẹ tự xúc đồ ăn. Điều này giúp bé có khả năng tự lập hơn.
– Mẹ hãy để trẻ ăn theo nhu cầu của bé chứ đừng thúc ép con ăn
– Khi giới thiệu món ăn mới cho trẻ, mẹ nên thử trong khoảng 3-4 ngày

ăn kiểu nhật
Với chế độ ăn này, mỗi giai đoạn bé sẽ được làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau

Tập cho bé ăn dặm

Đối với trẻ mới bắt đầu chế độ ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng, xay nhuyễn trong suốt tuần đầu tiên để bé tập quen dần. Tuần thứ 2 bé có thể thử một số loại rau củ quả loại dễ tiêu hóa. Thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn để bé dễ ăn và không bị nghẹn. Nếu bé cảm thấy không thích và từ chối, mẹ không nên ép. Có thể để bé ngưng 2-3 ngày sau đó thử lại. Giai đoạn này chủ yếu tập cho bé làm quen với các dạng thức ăn khác ngoài sữa, tập phản xạ nuốt thức ăn và học cách ăn bằng muỗng.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:

  • Tinh bột: cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây
  • Đạm: đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai
  • Vitamin: cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây
trẻ ăn dặm
Độ đặc và thô của bột ăn dặm cũng được tăng lên theo từng giai đoạn ăn của bé

Đối với trẻ ăn dặm giai đoạn hai tức là trẻ từ 7 đến 8 tháng, mẹ có thể cho bé ăn cháo đặc và thô hơn giai đoạn 1.

Bé bây giờ đã làm quen với nhiều loại thức ăn hơn. Việc bạn nên chú trọng bây giờ là giúp bé làm quen với những vị hỗn hợp hơn. Song song với việc uống sữa, mẹ nên cho bé ăn mỗi ngày 2 bữa ăn dặm.

Bạn nên lựa chọn kỹ càng đồ ăn an toàn khi đưa cho bé bốc và phải giám sát kỹ càng trong khi bé ăn. Tránh cho bé ăn các loại quả, hạt nhỏ và cứng như: nho, nho khô, nhãn,…

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này:

  • Tinh bột: Ngoài những thực phẩm có thể ăn lúc 5-6 tháng, bé có thể ăn thêm yến mạch, mì ống, ngũ cốc
  • Đạm: gan, gà, lòng trắng trứng (8 tháng tuổi), đậu
  • Vitamin: nấm

Đối với bé trong giai đoạn 9 – 11 tháng: Tiếp tục điều chỉnh lượng thức ăn tăng dần theo mỗi bữa để giúp bé thích nghi trước khi bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Giai đoạn này thức ăn của bé thô hơn nhiều so với trước. Mẹ không còn mất quá nhiều thời gian khi chuẩn bị thức ăn cho con. Một số bé thậm chí đã có thể hoc cách nhai thức ăn trong giai đoạn này.
Giai đoạn này bé có thể ăn thêm thịt heo, thịt bò, sò

Đối với bé trong giai đoạn 12- 18 tháng tuổi: Giai đoạn này nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung 2 bữa phụ và cho con uống thêm sữa.

Gi ý thực đơn ăn dặm 28 ngày cho bé 5-6 tháng

thực đơn ăn dặm

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…