Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Mách mẹ các cách phòng và trị chàm sữa hiệu quả

Mách mẹ các cách phòng và trị chàm sữa hiệu quả

Chàm sữa, hay còn gọi là lác sữa là hiện tượng da liễu khá phổ biến, thường tái đi tái liệu nhiều lần ở trẻ khiến mẹ không khỏi lo lắng. Để KemEmbe mách mẹ các cách phòng và trị chàm sữa hiệu quả nhất nhé!

chàm sữa

Nguyên nhân của chứng chàm sữa

Mọi cách phòng và trị bệnh, muốn hiệu quả đều phải dựa trên nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Bởi vậy, trước hết mẹ cần hiểu về nguyên nhân gây ra chứng chàm sữa ở con.

Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân của hiện tượng chàm sữa. Tuy nhiên rõ ràng vấn đề di truyền có vai trò quan trọng trong việc này Chàm sữa cũng thường xảy ra đối với người có cơ địa dễ dị ứng, cha/mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… Ngoài ra, các chất gây dị ứng nấm mốc, bụi, ve, bọ chét, lông chó/mèo… cũng là yếu tố quan trọng gây ra hiện tượng chàm sữa ở trẻ.

Chăm sóc con khoa học để phòng và trị bệnh chàm sữa hiệu quả

Có rất nhiều trường hợp bệnh chàm sữa hoàn toàn biến mất sau khi bố mẹ thay đổi cách chăm sóc con cho khoa học mà không cần phải dùng bất kỳ một loại thuốc bôi hay thuốc uống gì cả. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trẻ bị chàm sữa cũng là do trê bị tiếp xúc với các chất gây dị ứng nên chăm sóc con là bước cực kỳ quan trọng nếu bố mẹ muốn chữa trị dứt điểm hiện tượng chàm sữa.

Các bước chăm sóc con khoa học để phòng và trị bệnh chàm sữa:

– Không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da. Nếu tắm xà phòng cho trẻ, tuyệt đối không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng có tính chất tẩy rửa, chỉ dùng các loại sữa tắm như: Cetaphil, Saforell, Physiogel…dịu nhẹ để tránh hiện tượng chàm sữa ngày càng nặng.

– Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da.

– Giữ môi trường xung quanh không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh cũng là một trong những yếu tố giúp phòng tránh hiện tượng chàm sữa; môi trường cần thoáng mát, không quá khô (chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng).

– Tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt, giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót cho bé (ít nhất ba lần trong ngày), tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu (là yếu tố dễ gây kích ứng da), thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé.

Ngoài ra mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng khi bé bị chàm sữa – tránh cho bé ăn hoặc nếu mẹ đang cho con bú thì mẹ hãy tránh ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm lên men, đậu phộng, đậu nành…

Bệnh chàm sữa thường tái đi tái lại nhiều lần nhưng mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần đảm bảo các bước chăm sóc con khoa học là tình trạng da con sẽ được cải thiện rất nhanh. Tuy nhiên nếu con quá ngữa thì mẹ có thể cân nhắc sử dụng các loại kem bôi dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thiên nhiên để giảm cảm giác ngứa, cắt đứt vòng luẩn quẩn: Ngứa – gãi – ngứa cho con nhé!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…