Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Mách mẹ cách trị hăm tã bằng dầu dừa hiệu quả

Mách mẹ cách trị hăm tã bằng dầu dừa hiệu quả

Hăm tã là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Điều trị hăm tã hiện nay có rất nhiều phương pháp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ một vài thông tin về cách trị hăm tã bằng dầu dừa hiệu quả.

Dầu dừa là tinh chất tự nhiên thường được làm từ những quả dừa khô, từ lâu đã không còn xa lạ với các bà mẹ. Thành phần chính của dầu dừa là vitamin E vì vậy nó không chỉ giúp làm mềm môi, mượt tóc, dưỡng da và chống rạn da cho các bà mẹ mà còn có tác dụng trị hăm cho trẻ rất hiệu quả.

Cách trị hăm tã bằng dầu dừa

Trị hăm tã bằng dầu dừa hiệu quả
Trị hăm tã bằng dầu dừa hiệu quả

Dưới đây là các bước chữa trị hăm tã bằng dầu dừa cho các trẻ:

  • Nhẹ nhàng tháo tã cũ của con ra. Rửa sạch khu vực mông, bẹn và bộ phận sinh dục của trẻ bằng nước ấm với xà phòng dành riêng cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
  • Dùng khăn mềm lau khô người và quấn tạm một chiếc khăn để trẻ khỏi lạnh.
  • Các mẹ hãy rửa sạch tay với xà bông diệt khuẩn rồi lau khô tay, cho một lượng nhỏ dầu dừa vào lòng bàn tay. Xoa đều dầu dừa trong 2 lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng xoa lên vùng da bị hăm của trẻ. Mẹ vừa xoa vừa kết hợp massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút để dầu dừa thấm sâu vào da của trẻ.
  • Lưu ý, sau khi massage cho trẻ, mẹ không nên mặc tã ngay để vùng da bị hăm được thông thoáng, thoải mái trong vài tiếng.

Một số lưu ý khi sử dụng dầu dừa trị hăm tã cho trẻ

Lưu ý khi dùng dầu dừa trị hăm tã cho bé
Lưu ý khi dùng dầu dừa trị hăm tã cho bé

Da của trẻ vô cùng mỏng manh nên rất dễ bị dị ứng với hoá chất. Do đó, mẹ nên sử dụng các loại dầu dừa nguyên chất, tự làm hoặc mua ở những nơi an toàn, uy tín. Tránh sử dụng các loại dầu dừa đã pha, tẩm hoá chất, có thể gây kích ứng da, đe doạ sức khoẻ của trẻ.

Mẹ không nên cho trẻ đóng bỉm cả ngày vì như vậy sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm và hăm tã. Thường xuyên thay bỉm và kiểm tra bỉm cho trẻ. Các mẹ cũng nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau khi đi vệ sinh, để khô trong khoảng 15 – 30 phút trước khi đóng bỉm và nhớ sử dụng 1 lớp phấn rôm mỏng cho trẻ.

Tã lót của trẻ nên chọn chất liệu mềm, thoáng mát và thấm mồ hôi như cotton. Giặt sạch và phơi ở nơi thoáng gió.

Bên cạnh đó, các mẹ cần giữ phòng ngủ và khu vực ngủ của trẻ sạch sẽ, khô thoáng. Khi đi ngủ tránh quấn quá nhiều chăn quanh trẻ.

Các mẹ nên chọn các loại bột giặt dành cho trẻ em, sữa tắm và dầu gội có thành phần tự nhiên để tránh gây kích ứng da trẻ. Mặc dù phấn rôm có tác dụng phòng ngừa hăm tã cho trẻ rất hiệu quả nhưng điều này chỉ đúng khi mẹ sử dụng với một lượng phù hợp. Nếu lạm dụng quá nhiều phấn rôm, da của trẻ sẽ bị bí tắc, tạo môi trường cho vi khuẩn hoạt động, gây viêm nhiễm và tổn thương da.

Thường xuyên massage bằng dầu dừa cho trẻ không chỉ có tác dụng trị hăm tã hiệu quả, dưỡng ẩm cho làn da mà còn giúp tăng thêm tình mẫu tử, sự gắn kết giữa mẹ và trẻ. Chưa kể, ngoài việc trị hăm tã bằng dầu dừa, các mẹ cũng có thể dùng dầu dừa để trị chứng “cứt trâu” trên da đầu cho trẻ, trị tưa lưỡi, táo bón và vết cắn của côn trùng.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…