Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Mách mẹ cách chăm sóc hiệu quả khi trẻ bị khô da

Mách mẹ cách chăm sóc hiệu quả khi trẻ bị khô da

Da trẻ nhỏ còn non yếu và rất nhạy cảm, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, khi thời tiết thay đổi hoặc cách chăm sóc không đúng sẽ khiến da trẻ sơ sinh bị khô, nứt nẻ và mẩn ngứa

1. Nguyên nhân khiến bé bị khô da

Khi độ ẩm ẩn sâu bên dưới làn da con người bị mất cân bằng, trên bề mặt da sẽ báo hiệu bằng cách da bị khô và có thể bong tróc từng mảng. Khi đó, thành phần dinh dưỡng trên da sẽ dễ dàng mất đi.

Với những bé bị khô da, các mẹ có thể dễ dàng thấy được các vùng da già yếu và bong tróc khi ánh nắng chiếu vào, hoặc khi con ở trong môi trường máy điều hòa.

Một điều nhỏ khác mà các bậc cha mẹ nên biết là làn da của con còn rất mỏng manh, nên tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da xảy ra là điều khó tránh khỏi, khi nhiệt độ môi trường chênh lệch nhau quá nhiều.

khô da

Tắm nước nóng quá lâu là nguyên nhân khiến bé bị khô da

2. Những vùng da trẻ sơ sinh bị khô thường xuyên

Mặc dù làn da ở trẻ sơ sinh khá nhạy cảm và dẫn đến khô da, nhưng không phải vùng da nào bé cũng bị tình trạng này.

  • Da mặt

Có thể nói, da mặt chính là vùng da mỏng nhất trên cơ thể. Điều này càng đúng với con trẻ khi bạn quan sát thấy da trẻ sơ sinh bị khô thường rơi vào vị trí này. Hai gò má của con rất dễ bị khô ráp, căng sần nên bé rất khó chịu và quấy khóc. Nếu tình trạng khô da này không được điều trị kịp thời, chàm sữa ở trẻ sơ sinh xảy ra là điều tất yếu.

  • Da vùng lưng

Vùng lưng sẽ là nơi tiếp xúc với nước nóng nhiều nhất khi bạn tắm cho con. Vì vậy, da của bé rất dễ bị khô và đây là điều ác mộng khi tiết trời lạnh. Khi thấy lạnh, mẹ càng dùng nước nóng để tắm cho con, nhưng mẹ lại vô tình không biết vùng lưng là vùng dễ bị khô da nhất bởi lúc này sẽ mất đi độ ẩm và gây khô ráp, nếu lưng bé tiếp xúc với nước nóng quá lâu.

  • Da chân

Có một điều hơi lạ là vùng da xung quanh gót chân lại rất dễ bị nứt nẻ và khô hơn là những nơi khác ở bàn chân. Các mẹ thường bỏ quên vùng da chân của con khi tắm rửa hoặc chăm sóc con hàng ngày. Tuy nhiên, đây lại là vùng da trẻ sơ sinh bị khô cũng khá phổ biến.

khô da

Khô da chân là hiện tượng rất nhiều bé gặp phải

3. Các chăm sóc em bé khi thấy trẻ sơ sinh bị khô da

  • Giảm số lần tắm khi thấy trời hanh khô

Tắm sẽ giúp da của con loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và nhiều chất cặn bã khác trên cơ thể con. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng nhiều (tắm trên 2 lần trong 1 ngày), da của con sẽ bị mất cân bằng độ ẩm tự nhiên gây khô da cho bé.

Đặc biệt hơn, khi thấy tiết trời hanh khô, hãy ngưng tắm cho con trong một thời gian ngắn. Thay vào đó, bạn hãy lấy khăn sạch nhúng với nước ấm và lau toàn thân cho con là đủ.

  • Thường xuyên dưỡng ẩm da cho con

Sau khi tắm xong, bạn hãy dùng chiếc khăn bông thật mềm mịn lau khô cho con và bôi ngay kem dưỡng da. Gần đây các mẹ truyền tai nhau sử dụng Kem EmBé, nguyên nhân bởi đây là sản phẩm đầu tiên có chứa Curcumin – tinh nghệ nano siêu hấp thu. Đồng thời, với sự kết hợp hài hòa giữa tinh nghệ nano cùng các tinh chất thảo dược thiên nhiên trong kem EmBé phát huy tối đa tác dụng trong việc kháng khuẩn, làm mềm da, thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo một cách nhanh chóng. Ngoài ra, các dưỡng chất tự nhiên khác vẫn duy trì độ ẩm và sự mềm mại của da, tạo điều kiện tối ưu để làn da mỏng manh của trẻ hồi phục mà không làm khô da hay bong vẩy

Ngoài chú ý đến kem dưỡng da, đừng quên môi trường sống của bé cũng rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức đề kháng của con. Khi thấy không gian trong phòng hanh khô, bạn nên sử dụng máy làm ẩm không khí trong phòng của con.

  • Đưa con đi khám nếu thấy tình trạng da bị khô trở nên nặng

Không chỉ khô bình thường, con còn bị ngứa liên tục và nổi nhiều mảng đỏ trên da, đó là lúc bạn nên đưa con đi thăm khám ngay. Vì nếu không, con có thể mắc phải chứng bội nhiễm chàm hoặc vảy cá/vảy nến, dày sừng nang lông. Các tình trạng bệnh này rất khó để chữa khỏi cho con về lâu dài.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da là tình trạng bệnh không hiếm gặp ở trẻ em. Chỉ cần bạn nhận biết sớm và biết cách chăm sóc da của con đúng, bé sẽ nhanh khỏi. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về bệnh trạng vảy nến, dày sừng nang lông và chàm sữa ở trẻ sơ sinh, để có thể có những chẩn đoán sơ bộ trước khi đưa con lên viện khám.

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…