Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Mẹ đã biết: cách điều trị và phòng bệnh chàm sữa hiệu quả cho bé

Mẹ đã biết: cách điều trị và phòng bệnh chàm sữa hiệu quả cho bé

Chàm sữa là một trong những biểu hiện viêm da dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Tuy bệnh không để lại những hậu quả nghiêm trọng về sau, nhưng khi gặp phải chàm sữa đồng thời cũng sẽ mang lại những cảm giác khó chịu cho làn da của bé. Mẹ nên làm gì khi thấy dấu hiệu chàm sữa ở trẻ sơ sinh?

1. Chàm sữa là gì?

Chàm sữa hay lác sữa là một dạng chàm thể tạng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, độ tuổi từ 2 tháng tuổi cho đến 2 tuổi. Là một trong những triệu chứng viêm da mãn tính, không lây nhiễm và không có những ảnh hưởng nguy hiểm đến cơ thể và sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy vậy nếu tình trạng chàm sữa thường xuất hiện nhiều lần và cha mẹ không có các biện pháp chăm sóc phù hợp, chàm sữa rất có thể biến chứng trở thành chàm thể tạng, kéo dài về sau và gây những ảnh hưởng mất thẩm mỹ đến làn da của trẻ nhỏ.

chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa là bệnh rất nhiều trẻ gặp phải

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng chàm sữa ở trẻ sơ sinh luôn được xem là một trong những biểu hiện chắc chắn trẻ sẽ gặp phải trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Tuy vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này vẫn chưa được xác định cụ thể.

Những nguyên nhân sau đây được các bác sĩ phán đoán là yếu tố khiến trẻ sơ sinh bị chàm sữa:

– Trẻ có cơ địa dị ứng bẩm sinh.

– Do yếu tố di truyền từ bố mẹ và người thân trong gia đình

– Do dị ứng thời tiết

– Do các tác nhân xâm nhập bên ngoài bởi da trẻ sơ sinh thường khô khô, nghèo lipid và cấu trúc da quá kín khít.

3. Dấu hiệu chàm sữa và cách nhận biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh

3.1. Dấu hiệu chàm sữa

Chàm sữa xuất hiện ở giai đoạn trẻ sơ sinh từ 4 tháng tuổi trở lên, với những biểu hiện là các nốt mẩn đỏ, rồi trở thành những mụn nước li ti, đỏ đi kèm với tình trạng da nứt nhẹ, thậm chí rịn nước nếu da bé quá khô rồi đóng mảng và sau một thời gian sẽ tróc vẩy.

3.2. Cách nhận biết triệu chứng chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Khi thấy có những biểu hiện khác lạ ở làn da, cha mẹ có thể dựa theo đó mà tìm hiểu và đưa ra những phán đoán về tình trạng dị ứng mà trẻ đang mắc phải. Cụ thể:

– Khi trẻ bị chàm sữa da thường thô ráp, có những vảy nhỏ hoặc chấm nhỏ li ti trên da.

– Da sẽ xuất hiện những mẩn đỏ khiến bé khó chịu và thường xuyên tự gãi gây tổn thương da trầm trọng hơn

– Những vùng da đỏ tróc vảy, khô và nứt thường ở 2 bên má, trán, cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, sau đầu gối, cổ tay và mắt cá chân…

– Những cảm giác khó chịu do làn da thường khiến bé khó ngủ, hay quấy khóc.

dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm sữa

Da trẻ thường thô ráp, có những vảy nhỏ

4. Cách chăm sóc và phòng bệnh chàm sữa

4.1. Chế độ dinh dưỡng

– Nếu không xác được nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ nhỏ, cha mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ, để cung cấp dưỡng chất phù hợp, giảm thiểu nguy cơ chàm sữa do dị ứng thực phẩm.

– Không cho ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng nhiều nhất như: hải sản, thực phẩm lên men, trứng, đậu phộng, cà chua…

– Nên duy trì cung cấp sữa mẹ cho trẻ sơ sinh nhiều nhất có thể.

– Chỉ cung cấp thực đơn các món ăn dặm đa dạng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

4.2. Chăm sóc da

– Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ và không được ngâm trong nước xà phòng hoặc sữa tắm quá nhiều. Lưu ý nên tắm cho trẻ bằng nước ấm để giảm tình trạng ngứa da cho trẻ, giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn do da bị xước.

– Nên sử dụng những loại xà phòng, sữa tắm an toàn cho làn da trẻ nhỏ, không dùng loại cho người lớn.

– Sử dụng các loại kem dưỡng da có nguồn gốc từ thiên nhiên. Thời gian gần đây có rất nhiều mẹ đã truyền tai nhau sử dụng Kem EmBé – sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được bào chế với 100% thành phần thiên nhiên, không paraben, không corticoid an toàn cho da bé. Cùng các thành phần từ  cúc la mã, dầu hạnh nhân Nano Curcumin, vitamin E… giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm, ngứa và ngừa thâm sẹo đồng thời nuôi dưỡng độ ẩm sâu bên trong da bé để da bé luôn mịn màng, chắc khỏe

– Không cho trẻ mặc các loại quần áo có chất liệu vải như len, cotton pha sợi, sợi tổng hợp gây bí, tắc, không thể thấm hút mồ hôi. Nên mặc quần áo cho trẻ bằng các loại vải mát, thấm hút tốt như: sợi lanh, và sợi cotton 100% để tránh làm tổn thương da.

– Giữ nhiệt độ môi trường xung quanh ổn định, không quá nóng hoặc quá lạnh, không có bụi bẩn, ô nhiễm và những loại sợi, lông có thể gây dị ứng.

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…