Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Mẹ nên ăn gì và nên không nên ăn gì khi bé bị chàm sữa

Mẹ nên ăn gì và nên không nên ăn gì khi bé bị chàm sữa

Bé bị chàm sữa là một trong những bệnh lý có liên quan mật thiết đến dị ứng thực phẩm, đó là lý do, các mẹ bỉm cần phải nằm lòng những thực phẩm nên và không nên ăn khi con bị chàm sữa.

1. Nhận biết bé bị chàm sữa

Bé bị chàm sữa (còn được gọi là lác sữa) xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tháng tuổi với tỷ lệ thống kê là 20% số trẻ được sinh ra. Đây được xem là giai đoạn đầu của chàm thể tạng và cho đến thời điểm này việc xác định nguyên nhân còn đang vướng phải nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn.

Tuy nhiên, tựu trung lại đa số ý kiến đều cho rằng nguyên nhân chính thường là do yếu tố di truyền như tiền căn cá nhân, gia đình bị dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng… Vì thế, việc chăm sóc bé khá phức tạp, đòi hỏi mẹ phải đặc biệt lưu ý từ những yếu tố gây dị ứng bên ngoài và cả chế độ ăn uống khi cho con bú mẹ…

bé bị chàm sữa

Bé bị chàm sữa là bệnh lý về da rất nhiều trẻ mắc phải

2. Khi bé bị chàm sữa mẹ nên tránh thức ăn gì?

Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ là do trẻ bị dị ứng thức ăn. Chính vì vậy, mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để loại trừ các nguyên gây dị ứng từ thức ăn được truyền sang sữa khi cho con bú bằng cách hạn chế

Mỡ động vật

Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về việc này. Tuy nhiên theo quan sát ghi nhận rằng, những trường hợp mẹ ăn nhiều mỡ động vật con có nguy cơ dị ứng thức ăn cao hơn so với những bé mà mẹ không ăn hoặc ăn ít.

Đậu phộng

Dị ứng đậu phộng là hiện tượng thường thấy khắp thế giới. Vấn đề này liên quan đến tính chất cơ địa của từng người. Thông thường, dị ứng đậu phộng thường gặp ở người da trắng. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn cho con, mẹ cũng nên hạn chế dùng đậu phộng cũng như các loại thực phẩm lên men, các loại đồ ăn sẵn, các thực phẩm có chất nhuộm màu, gia vị nhân tạo. Tác nhân gây bé bị chàm sữa của các loại thực phẩm này đến từ các chất tạo màu, chất bảo quản, chất phụ gia trong quá trình chế biến.

Các loại trứng bao gồm cả trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút, trứng ngỗng, trứng lộn… 

Giải thích cho việc mẹ nên hạn chế trứng khi bé bị chàm sữa là do thành phần protein có trong trứng gây nên cơ chế phản ứng khiến hệ miễn dịch giải phóng histamin và truyền tín hiệu dị ứng qua những biểu hiện ngoài da. Dù cả lòng đỏ và lòng trắng trứng đều có chứa các protein có thể gây dị ứng, nhưng dị ứng với lòng trắng trứng lại phổ biến hơn.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật có hàm lượng chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao hơn thịt. Nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu, có hại cho tim mạch. Chưa hết, các thực phẩm này thường không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người, gây nên phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể phóng thích các hóa chất trung gian histamin và gây ra dị ứng..

Các loại hải sản và thịt bò

Nguyên nhân khiến hải sản và thịt bò dễ gây dị ứng là do thành phần chất đạm. Chất đạm khi ăn vào phải được tiêu hóa thành acid amin trước khi hấp thu vào máu. Các chuỗi peptid có trong thịt bò này là tác nhân gây dị ứng, thành phần này sẽ kích thích hệ thống phòng thủ trong cơ thể dẫn đến dị ứng.

bé bị chàm sữa

Khi bé bị chàm sữa mẹ không nên ăn thịt bò

4. Những lưu ý khi bé bị chàm sữa

– Cắt móng tay và giữ tay sạch. Vệ sinh kỹ lưỡng khu vực sinh hoạt của bé như: gối, ga giường, thảm trải sàn, thú bông, lông thú nuôi… Đồng thời, tránh cho trẻ tiếp xúc với các động vật nhiều lông như: chó, mèo… và tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.

– Hạn chế tắm bé lâu bằng các loại xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh. Nếu da bé dễ dị ứng, bạn nên tắm bé nhanh bằng nước ấm và lau khô người bằng khăn xô mềm, đã được giặt các xà phòng dành cho da nhạy cảm.

– Nên mặc cho bé quần áo làm bằng chất liệu cotton rộng rãi, thoáng mát để bé cảm thấy dễ chịu hơn, nhất là vào mùa nắng nóng.

– Cho bé ở trong môi trường trung tính, không quá nóng hoặc quá lạnh và tránh thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.

– Định kỳ vệ sinh máy lạnh, quạt máy để bụi bẩn không bám vào cánh quạt, gây ô nhiễm khu vực sinh hoạt của bé.

– Nên đến bác sĩ và không dùng các mẹo chữa bệnh trong dân gian để tránh làm làn da mỏng manh của bé bị tổn thương nhiều hơn.

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…