Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Mẹ nên làm gì và không nên làm gì khi em bé bị nẻ má

Mẹ nên làm gì và không nên làm gì khi em bé bị nẻ má

Làn của bé rất nhạy cảm và thường xuất hiện các dấu hiệu nẻ má đặc biệt vào mùa đông. Để giúp các mẹ giải tỏa được nỗi lo lắng và cho các bé có làn da khỏe vào mùa đông lạnh giá này, dưới đây là một số lời khuyên nên làm gì và không nên làm gì khi em bé bị nẻ má.

1. Nguyên nhân khiến em bé bị nẻ má

Trẻ em tuy có đầy đủ các cơ quan như người lớn nhưng hoàn toàn không phải là một người lớn thu nhỏ. Mà các cơ quan trong cơ thể bé lúc này còn rất non nớt và dễ bị tổn thương. Đồng thời, da của trẻ chưa có lớp bã nhờn, đây là điểm khác biệt rất quan trọng so với da của người lớn và là nguyên nhân chính khiến em bé bị nẻ má. Các bé sẽ nhanh chóng bị khô da và môi ngay khi trời chuyển lạnh.

bé bị nẻ má

Bé rất dễ bị nẻ má

2. Những điều nên làm khi em bé bị nẻ má

– Nên rút ngắn thời gian tắm cho trẻ: Khi em bé bị nẻ má, tắm lâu khiến da bé dễ mất nước và khô ráp hơn do lớp dầu trên bề mặt da bị trôi mất. Có thể tắm cho con nhất là trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu bất cứ thời điểm nào trong ngày, tránh sáng sớm và đêm khuya. Chỉ cần tắm khoảng 3 lần/tuần là đủ không cần tắm thường xuyên vì điều đó sẽ làm mất đi chất nhờn trên da có khả năng chống lại các loại vi khuẩn độc hại.

– Chọn kem dưỡng ẩm cho bé: Kem dưỡng ẩm nên dùng là các loại kem có nguồn gốc thiên nhiên, ngoài tác dụng dưỡng ẩm còn giúp da vẫn có thể ”thở” được. Hạn chế chọn kem dưỡng ẩm có mùi hương nếu có mẹ nên chọn những mùi hương thật nhẹ dịu và có thành phần làm từ tự nhiên nhé! Cũng có thể chọn kem dưỡng có nguồn gốc từ thực vật, chứa các axit béo, vitamin E, C giúp cung cấp nước để giúp con có một làn da luôn săn chắc.

– Khi em bé bị nẻ da mặt, mẹ cần cho bé uống đủ nước để tốt cho làn da trẻ vào mùa khô hanh. Nước là một loại thức uống không thể thiếu đối với mỗi người trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nước chiếm 70-80% trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên chúng ta hãy để trẻ có độ tuổi già dặn từ 6-12 tháng rồi hãy cho uống nước. Thời gian dưới 6 tháng, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp cần và đủ nhất để có thể bảo vệ bé. Nước không chỉ có khả năng loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể mà nó còn điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể đồng thời vận chuyển các chất dinh dưỡng giá trị cho con yêu.

– Bố mẹ cần lưu ý luôn giữ cho tay trẻ sạch sẽ, hạn chế việc bé đưa tay sờ, gãi lên mặt. Nếu tay trẻ bẩn tiếp xúc lên vùng da bị nứt nẻ sẽ dẫn tới nhiễm trùng da.

– Khi ra ngoài, thời tiết dễ ảnh hưởng đến da của trẻ nhất là trời mùa lạnh giá. Cần giữ ấm cho vùng da mặt, tay chân để ngoài giữ ấm cơ thể còn giúp trẻ tránh được gió lạnh, kẻ thù lớn nhất khiến da trẻ nói chung bị khô nẻ nhanh chóng.

Những điều nên làm khi em bé bị nẻ má

Bôi kem dưỡng ẩm đặc trị cho trẻ

3. Không nên làm gì khi em bé bị nẻ má?

– Không dùng nước quá nóng để tắm cho trẻ: Tại đô thị, nước máy chứa nhiều clo, mẹ nên dùng nước đun sôi để nguội pha nước nóng để tắm cho con. Thỉnh thoảng mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm pha muối loãng giúp giữ nước cho da, da đỡ bị khô nẻ. Khi tắm cũng nên sử dụng những loại dầu gội hoặc sữa tắm nguồn gốc thiên nhiên chứa các thành phần phù hợp da bé.

Em bé bị nẻ má mẹ không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột: không để nhiệt độ trong phòng có sự chênh lệch nhiều so với môi trường bên ngoài. Chẳng hạn mùa đông, tránh để điều hòa nóng quá hoặc lò sưởi nhiệt độ cao. Điều này khiến da trẻ khô và trẻ dễ sốc nhiệt. Nên tắt các thiết bị lò sưởi trong phòng bé 15 – 20 phút để bé thích nghi với nhiệt độ môi trường.

– Mẹ không nên lạm dụng xà phòng và các loại sữa tắm nhiều, vì hoạt chất tẩy rửa làm mất chất nhờn khiến da bị khô.

Em bé bị nẻ má dễ chữa hơn rất nhiều khi các mẹ biết cách chăm sóc con một cách tốt nhất. Hãy là bà mẹ thông thái để cùng đem lại khuôn mặt đáng yêu với làn da căng mịn cho bé con nhà mình!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…