Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Mẹ phải làm gì khi bé bị hăm tã nặng?

Mẹ phải làm gì khi bé bị hăm tã nặng?

Trẻ sơ sinh có làn da khá nhạy cảm do đó nếu bố mẹ sử dụng tã không đúng hướng dẫn sẽ dẫn đến tình trạng bị hăm tã ở trẻ. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm nhưng lại khiến cho trẻ cảm thấy đau rát, khó chịu, quấy khóc. Bài viết sau sẽ chia sẻ cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả cho bé mà mẹ cần biết.

1. Hăm tã ở trẻ là gì?

Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da xuất hiện tại các khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ. Các vết hăm tã có thể làm cho bé cảm thấy ngứa dát và khó chịu. Thông thường vùng da tiếp xúc với tã sẽ hơi đỏ, nứt nẻ, đóng vẩy hoặc có thể dẫn tới mưng mủ. Hăm tã không gây nguy hiểm nhiều cho trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên chủ quan vì nếu không được điều trị cẩn thận. Bệnh hăm tã có thể chuyển thành dạng nấm hoặc nhiễm khuẩn.

hăm tã

Hăm tã là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ

– Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã, nhưng đa phần là do nước tiểu của bé hoặc phân tồn tại trong tã quá lâu do mẹ không thường xuyên thay tã cho trẻ. Khiến cho làn da non nớt của trẻ phải tiếp xúc lâu với tã bẩn, gây ra các nốt tấy đỏ.

– Một nguyên nhân khác là do sau khi tắm xong cho bé, mẹ không lau khô người mà đã vội quấn tã ngay khiến cơ thể trẻ bị ẩm ướt, dần dần hình thành nên chứng hăm tã.

– Nếu bạn đang dùng tã vải, chứng hăm tã cũng có thể xuất hiện ở những ngấn da ở phía trên đùi do làn da của bé bị phản ứng với các hóa chất có trong bột giặt hoặc nước tẩy vải.

– Mẹ không chú ý tới chất lượng của tã lót dẫn đến việc lựa chọn cho bé những loại tã có chất liệu thô ráp. Khiến làn da mỏng manh của trẻ dễ bị tổn thương khi cọ xát với bề mặt tã.

– Do mẹ lạm dụng phấn rôm cho trẻ. Tuy nhiên phấn rôm lại là “thủ phạm” làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến trẻ bị hăm tã.

3. Bé bị hăm tã nặng, mẹ phải làm gì?

3.1. Kiểm tra ngay loại tã mà mẹ đang dùng cho bé

Khi phát hiện bé có dấu hiệu hăm tã, mẹ hãy kiểm tra ngay loại tã mà mình sử dụng cho con xem nó có đảm bảo chất lượng, thấm hút và mềm mại không? Nếu loại tã mà bạn vẫn thường mua khiến da bé bị hăm tã thì bạn nên đổi ngay sang loại khác phù hợp và an toàn hơn cho con.

3.2. Dùng thuốc bôi

Hãy tới các hiệu thuốc và nêu rõ tình trạng của bé nhà bạn để được các bác thầy thuốc tư vấn loại thuốc bôi trị hăm tã tốt nhất. Bạn có thể dùng kem và thuốc mỡ có chứa oxit kẽm để bôi lên da cho trẻ để làm giảm bệnh. Nên bôi sau khi rửa sạch và lau khô vùng mặc tã của trẻ.

3.3. Dùng nước lá trà xanh

Kinh nghiệm trị hăm tã cho trẻ bằng phương pháp dân gian được rất nhiều bà mẹ áp dụng đó là dùng nước lá trà xanh để vệ sinh, tắm rửa cho bé. Mỗi ngày mẹ hãy nấu nước lá trà xanh để vệ sinh khi thay tã cho bé. Chất tannin có trong trà xanh giúp điều trị hăm tã rất tốt, lại không gây kích ứng da. Khi vệ sinh cho bé, mẹ cũng nên lau rửa thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương da bé.

3.4. Thay tã và vệ sinh cho bé thường xuyên

Mẹ nên thay tã cho bé khoảng sau 3 – 4 tiếng một lần để da bé không tiếp xúc quá lâu với phân và nước tiểu. Mỗi lần thay tã, mẹ phải lau rửa sạch sẽ vùng quấn tã bằng nước ấm, rửa từ đằng trước ra đằng sau và lau sạch lại bằng khăn bông khô mềm rồi cho bé mặc tã mới.

3.5. Hãy để mông bé được khô thoáng

Nếu bé bị hăm tã quá lâu, mẹ nên để mông của bé được thoáng khí. Vào ban ngày những lúc bé ngủ trưa, nếu thời tiết vào mùa hè, bạn có thể cởi bỉm cho con, gấp một chiếc tã vải lót trên tấm ni lông rồi kê dưới mông của bé, đề phòng khi bé đi tiểu làm ướt giường.

hăm tã

Hãy để mông bé khô thoáng trong thời gian bị hăm

4. Khi nào mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn không thể kiểm soát được tình trạng hăm tã ở trẻ thì tốt nhất nên đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kê thuốc điều trị. Dấu hiệu cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay:

– Tình trạng hăm tã không được cải thiện sau khi đã điều trị tại nhà được một thời gian

– Trẻ thường xuyên bị sốt

– Các nốt hăm tã bị phồng rộp hoặc xuất hiện mủ và chảy máu

– Vùng da bị hăm tã đã chai cứng, sần sùi

– Khi trẻ đi tiểu hoặc đi đại tiện sẽ bị bỏng rát và đau đớn

– Trẻ có dấu hiệu của bệnh tiêu chảy

– Vùng da của trẻ nổi các nốt mẩn đỏ có kích thước lớn như đồng xu, đóng vảy, xuất hiện quanh mông và có khuynh hướng lan rộng. Trường hợp này cần phải được bác sĩ kê thuốc kháng sinh để bôi tránh nhiễm trùng.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…