Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hăm ở vùng kín có thể mẹ không biết

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hăm ở vùng kín có thể mẹ không biết

Mùa hè nóng nực nên trẻ dễ bị hăm. Các trẻ có làn da nhạy cảm, khi nước tiểu hay tã lót chạm vào da quá lâu sẽ khiến da trẻ bị đau rát và ửng đỏ… Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ bị hăm ở vùng kín.

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hăm ở vùng kín

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hăm ở vùng kín nhưng phổ biến nhất là do nước tiểu của trẻ đọng lại quá lâu nếu mẹ ít thay tã. Đó cũng có thể là nước do khi tắm xong, người trẻ còn ẩm mà mẹ đã vội quấn tã…

Một nguyên nhân thường gặp nữa khi trẻ bị hăm là do lạm dụng phấn rôm bởi nhiều mẹ nghĩ rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm nên rất thích thoa một lượt phấn rôm cho trẻ sau khi trẻ tắm xong. Thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, từ đó gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến trẻ bị hăm da xuất hiện.

Ngoài ra, hăm ở vùng kín ở trẻ còn do một số nguyên nhân khác như da trẻ bị kích ứng với chất liệu của tã lót, tã lót của trẻ không được sạch sẽ, hoặc do các mẹ quấn tã quá chặt, trẻ ăn thực phẩm mới, bị tiêu chảy kéo dài…

Lưu ý cho mẹ có trẻ bị hăm ở vùng kín

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hăm ở vùng kín
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hăm ở vùng kín

Nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay thì tình trạng hăm ở vùng kín sẽ nhanh chóng lành lặn. Vệ sinh vùng kín cho trẻ ngay sau khi trẻ đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi sau đó thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để trẻ đau và xây xước da thêm. Dùng khăn giấy ướt đóng sẵn có thể làm khô da trẻ, bạn cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi, tốt nhất là nên hạn chế dùng.

Bên cạnh đó, cũng không dùng chung kem chống hăm cho nhiều trẻ. Khi dùng, lưu ý rằng nếu ngón tay bạn đã chạm vào vùng da trẻ bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy kem trong hũ nữa mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem. Tốt nhất là các mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da trẻ và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của trẻ ướt.

Nếu có thể, bạn nên để da trẻ tiếp xúc với không khí trong khoảng một thời gian ngắn sau khi thay bỉm và hạn chế đóng bỉm hết mức. Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và vì thế các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.

Thực phẩm ảnh hưởng tới việc trẻ bị hăm ở vùng kín

Những thực phẩm khiến trẻ có thị bị hăm ở vùng kín
Những thực phẩm khiến trẻ có thị bị hăm ở vùng kín

Sẽ rất khó tin, nhưng thực tế là thực phẩm hàng cũng có thể khiến trẻ bị hăm. Bởi thức ăn làm thay đổi thành phần phân của trẻ. Ví dụ như những loại trái cây có tính axít cao như quả mâm xôi, quả việt quất, cam, cà chua… có thể khiến trẻ bị hăm ở vùng kín. Khi trẻ có dấu hiệu bị hăm ở vùng kín, các mẹ nên loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ để cải thiện tình hình.

Đối với các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, cũng cần chú ý khẩu phần ăn của mình để không ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc qua sữa sẽ làm phân của trẻ thay đổi, gây hăm ở trẻ.

Điều trị khi trẻ bị hăm ở vùng kín không chỉ dừng lại ở khâu vệ sinh, dùng loại thuốc nào, mà còn tùy vào từng nguyên nhân, triệu chứng của trẻ để khám chữa kịp thời và đúng cách.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…