
Nguyên nhân làm cho bé sơ sinh bị khô da mặt

Nguyên nhân làm cho bé sơ sinh bị khô da mặt
Trẻ sơ sinh vốn không có sức đề kháng cao như người lớn. Vì thế những ngày đầu mới chào đời khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay khắc nghiệt của thời tiết da bé rất dễ bị ảnh hưởng đặc biệt là ở vùng mặt. Trước tình trạng đó, người lớn thường hay thắc mắc lí do gây khô da cho con. Dưới đây sẽ là một vài thông tin nêu rõ được nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị khô da mặt.
1. Thời tiết
Thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng nhất chiếm 80% làm cho bé sơ sinh bị khô da mặt. Nước ta nằm trong khu vực chịu tác động của khối không khí lạnh và hướng gió mùa. Mùa đông tới, sương gió độc hại dễ khiến trẻ không thể nhanh chóng kịp thích ứng được nên bong da, nứt nẻ, khô ráp, ngứa ngáy. Phần lớn trẻ nhỏ bị khô da vào mùa này lúc mà nhiệt độ đã giảm đi và độ ẩm còn lại ít hơn trên cơ thể các bé. Nếu ra ngoài trời vui chơi để con tiếp xúc với môi trường bên ngoài mà không có khẩu trang, quần áo bảo vệ thì trẻ rất dễ bị chi phối.
Bé sơ sinh bị khô da là hiện tượng diễn ra phổ biến
2. Da của trẻ
Da của bé cũng không có khả năng giảm thiểu được tình trạng khô da tốt như người lớn chúng ta. Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ đã có một lớp bao phủ màu vàng hơi trơn, đặc giống phô mai gọi là chất gây. Khi ra đời lớn lên dần dần lớp bảo vệ đó sẽ không còn tồn tại mà sẽ tự mất đi khiến cho cơ thể trẻ nhạy cảm hơn bao giờ hết. Chính vì thế mà da mặt trẻ dễ bị khô, bong vảy, nổi mần, nhăn nheo thậm chí là có những kẽ nứt gây đau rát, rỉ máu. Hiện tượng bé sơ sinh bị khô da mặt không phải là bệnh lý về da quá nghiêm trọng nên cách điều trị nó cũng không tốn nhiều thời gian và công sức.
Khô da khiến bé vô cùng khó chịu
3. Không chăm sóc trẻ đúng cách
Nhiều khi sự quan tâm và chăm sóc không đúng cách hay có thể là thờ ơ với con cũng làm cho bé sơ sinh bị khô da mặt. Hàng ngày thói quen ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân cho trẻ thường qua loa không kĩ lưỡng đã vô tình gây ra nhiều hệ quả không như mong muốn. Bố mẹ thường kéo dài thời gian tắm rồi dùng nước quá nóng. Trong nước máy chứa nhiều clo, mẹ nên dùng nước đã đun sôi đã nguội hơi ấm để lau mình cho bé. Bên cạnh đó nên cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm dầu gội đầu, bánh xà phòng tắm có chiết xuất từ tự nhiên giúp trẻ không bị dị ứng, viêm da. Người lớn nên chọn cho con các loại quần áo có chất vải mềm mịn, thoáng mát không cọ xát vào da. Thỉnh thoảng có thể rửa mặt cho bé bằng nước muối nhưng pha thật loãng để giữ ẩm cho da, làn da đỡ khô nhưng không được dùng quá nhiều nếu không sẽ bị phản tác dụng.
4. Lạm dụng điều hòa quá nhiều
Không giống người lớn, trẻ nhỏ có sức đề kháng rất kém khi tiếp xúc với các thiết bị nhiệt điện đặc biệt là điều hòa. Không nên để nhiệt độ quá thấp so với nền nhiệt độ ở ngoài trời mức ổn định trung bình tốt nhất cho sức khỏe là 28 độ c, như thế trẻ sẽ không bị sốc nhiệt và có thể dễ dàng thích nghi khi đi ra ngoài mà bố mẹ không cần phải lo lắng. Buổi sáng nên mở cửa sổ đến trưa nắng hãy bật khoảng 30 phút đến một tiếng để phòng ngủ của con được thoải mái, dễ chịu hơn.
Chúng ta nên bật điều hòa trước khi cho bé ngủ khoảng một tiếng , sau đó điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho con. Điều hòa là thiết bị dễ sử dụng nhưng sử dụng nó như thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe là việc làm mà mỗi người cần nắm rõ. Nên tắm và lau sạch mồ hôi trước khi đưa trẻ vào phòng ngủ. Cần cài đặt cho bé một chế độ điều hòa hợp lí nhất ,tắt khi không cần đến.
Ngoài những nhân tố chủ quan và khách quan cơ bản trên còn có vô vàn yếu tố bên cạnh khác gây nguy hại cho da mặt trẻ. Dù là ở góc độ nào thì chúng ta cũng phải kịp thời phát hiện để tránh mắc vào. Hi vọng thông tin nêu trên đây đã giúp các ông bố, bà mẹ có thêm những kĩ năng để chăm sóc cho làn da của bé.
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng
