Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Nguyên nhân nào khiến da bé bị khô và sần?

Nguyên nhân nào khiến da bé bị khô và sần?

Da bé bị khô và sần có thể do bị hạt kê, hăm tã, chàm sữa, dị ứng sữa hoặc một số bệnh ngoài da thường gặp khác. Khi da của trẻ sơ sinh tự nhiên bị sần sùi và bong tróc sẽ khiến các mẹ lo lắng và vô cùng sốt ruột. Đặc biệt là những người mới làm mẹ lần đầu. Vậy khi da bé bị sần sùi thì mẹ phải làm thế nào? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân khiến da bé bị khô và sần

Da của các bé sơ sinh thường khá nhạy cảm và dễ bị mẩn ngứa do dị ứng. Bé có thể bị mẩn ngứa trên mặt, chân tay, lưng hoặc toàn thân. Khi da bé bị khô và sần, các mẹ nên bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng cho bé. Tuyệt đối không nên hốt hoảng mà bôi các loại thuốc chưa có sự kiểm định vào da bé. Nguyên nhân có thể do thời tiết, dị ứng bụi trong chăn đệm, dị ứng sữa hoặc viêm da…

da bé bị khô và sần

Da bé bị khô và sần là triệu chứng rất nhiều trẻ mắc phải

2. Triệu chứng và cách điều trị khi da bé bị khô và sần

2.1. Da bé bị khô và sần do hạt kê

Hạt kê là vấn đề khá phổ biến đối với các bé khoảng 3 tuần tuổi. Đây là một loại bệnh về da khá phổ biến và thường xuất hiện khi bé được khoảng 3 tuần tuổi. Lúc này, bạn có thể nhìn thấy những nốt sưng tấy trên mặt bé như những nốt mụn nhọt.

Mụn thường xuất hiện trên má, trán và thái dương. Nhìn có vẻ khó chịu nhưng chúng lại không gây ra bất kỳ sự đau đớn nào cho bé. Vì vậy, các mẹ đừng quá lo lắng nhé. Trường hợp da bé bị khô và sần này không phải do bụi bẩn. Vì vậy, mẹ đừng tự ý sử dụng các loại kem nhé. Đôi khi các loại kem có thể gây phản ứng người khiến mụn nổi nhiều hơn.

Cách xử lý khi da trẻ sơ sinh bị mụn đỏ gây sần sùi:

  • Giữ cho da bé khô ráo và thoáng mát. Các mẹ đừng rửa mặt quá nhiều hoặc chà xát mạnh sẽ gây kích ứng da bé.
  • Nếu mụn liên tục xuất hiện trong 3 tháng thì bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa.

2.2. Da của trẻ bị chàm

Bị chàm cũng có thể khiến da bé bị khô và sần. Tuy nhiên đây cũng là một dấu hiệu khá phổ biến. Chàm có thể khởi phát khi bé được 1 – 5 tháng tuổi. Khác với mụn sữa, chàm có thể gây ảnh hưởng tới hai má, trên mặt hoặc các cơ quan khác trên cơ thể của bé.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do bé bị dị ứng sữa, da khô hoặc không có nguyên nhân cụ thể. Một số bé có thể tự khỏi nhưng cũng có một số bé phải chịu đựng tình trạng da sần sùi trong suốt thời thơ ấu. Nếu tình trạng da có xu hướng tệ hơn, mẹ có thể đưa bé đi khám và sử dụng một loại kem bôi đặc biệt.

da trẻ bị khô và sần

Chàm sữa khiến da bé bị khô và sần

2.3. Da bé bị khô và sần ở lưng, rốn

Đây cũng không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng chúng có thể khiến bé ngứa ngáy, thường xuyên ngọ nguậy và quấy khóc. Nguyên nhân có thể do mẹ đã quấn tã quá chặt hoặc ít vệ sinh cho bé. Để xử lý tình trạng này, các mẹ nên chú ý:

+ Vệ sinh sạch sẽ phòng ở, chăn đệm.

+ Giữ cho gáy, lưng và rốn của bé được khô thoáng, lau khô mồ hôi.

+ Mặc quần áo hoặc quấn tã thoải mái.+ Tạm ngưng sử dụng sữa tắm, lau thật khô cơ thể bé sau khi tắm xong.

+ Nếu các vết mẩn đỏ bị mưng mủ thì bạn nên đưa bé đi khám ngay.

2.4. Bé bị khô da và sần

Nếu bé bị khô da và sần ở miệng có thể do mẹ không cẩn thận, lau sạch miệng sau khi cho bé bú xong. Điều này sẽ khiến vi khuẩn nấm hoành hành. Những nốt mẩn đỏ này khiến bé ngứa ngáy, khó chịu và trở nên biếng ăn. Vì vậy, các mẹ hãy nhớ vệ sinh miệng thường xuyên cho bé nhé.

Hãy thử rửa miệng cho bé bằng nước muối sinh lý. Tuy nhiên, nếu không đỡ hoặc cảm thấy bé bị khó chịu quá, hãy đưa bé của bạn đi khám nhé!

2.5. Da bé bị khô và sần ở giữa hai mông

Khi da bé bị khô và sần đặc biệt là các nốt hơi phồng lên và lõm ở giữa. Nguyên nhân chính có thể là do bé bị đọng nước tiểu, mồ hôi hoặc do tã quá bẩn mà không được vệ sinh hoặc mẹ không vệ sinh đúng cách. Để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng này tiếp tục xảy ra, bạn nên thường xuyên thay tã sạch cho bé. Đồng thời, giữ giường chiếu khô thoáng, sạch sẽ. Sau khi vệ sinh cho bé, hãy lau khô và bôi phấn rôm hoặc bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhi khoa.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…