Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Nguyên nhân và cách điều trị chàm sữa ở bé

Nguyên nhân và cách điều trị chàm sữa ở bé

Theo thống kê có khoảng 20% trẻ sinh ra bị chàm sữa, thường gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, đây là tình trạng viêm da mạn tính, không lây. Bệnh thường xảy ra ở những trẻ có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng.

1. Dấu hiệu bé bị chàm sữa

– Chàm sữa thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi,.. Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi sau đó trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước, một số bé còn có da rất khô, đóng mài và tróc vảy.

– Khi bị bệnh chàm sữa, trẻ rất khó chịu, hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc, bú kém. Nhiều trẻ chịu không nổi sẽ gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu.

chàm sữa ở bé

2. Cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa là một bệnh rất dễ tái phát khi ăn, uống những chất gây dị ứng hay thời tiết thay đổi, vì vậy cha mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ và điều trị trẻ bị chàm sữa như sau:

2.1. Chế độ dinh dưỡng của trẻ

– Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như thực phẩm lên men, đồ biển, trứng, đậu phộng, cà chua,…

– Các mẹ duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể, chỉ đa dạng các loại thức ăn cho bé từ 6 tháng trở đi.

2.2. Lưu ý trong việc chữa trị chàm sữa cho trẻ

– Không nên cho trẻ dùng kháng sinh liều cao và tiêm chủng ngừa cho bé trong thời gian bé bị chàm sữa, nhất là tiêm chủng đậu mùa vì có thể dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu. Bởi khi đó sẽ khiến trẻ xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, sẩn, mụn nước, bóng nước, cuối cùng thành mụn mủ lõm ở giữa, quanh mụn mủ có quầng viêm đỏ, khi lành để lại sẹo làm mặt rỗ.

– Không được tự ý mua thuốc bôi cho trẻ vì việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm. Tốt nhất, khi muốn sử dụng thuốc cho con thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn về cách dùng thuốc và cách bôi phù hợp, đảm bảo an toàn cho bé.

3. Cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa

– Các mẹ không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh gây nhiễm khuẩn da do trẻ gãi.

– Cắt móng tay thường xuyên cho bé, giúp hạn chế bé dùng tay gãi, gây tổn thương da nhiều hơn.

– Mặc cho trẻ quần áo bằng chất liệu bông hoặc chất liệu mềm để tránh làm tổn thương da. Đồng thời, không nên mặc cho trẻ các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé.

– Mẹ nên thay tã lót cho bé ít nhất 3 lần/ngày, tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu và thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé.

– Không nên chủng ngừa cho trẻ hoặc để bé tiếp xúc với những người mới vừa được chủng ngừa. Trẻ đang ở giai đoạn bị chàm sữa, đặc biệt là giai đoạn cấp cũng không nên nhập viện vì môi trường bệnh viện có thể làm cho bé bị nhiễm trùng thêm.

– Môi trường xung quanh cần thoáng mát, không quá khô. Nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng.

thay tã khi trr bị chàm

Thay tã thường xuyên khi trẻ bị chàm sữa

4. Cách phòng tránh bệnh chàm sữa cho trẻ sơ sinh

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là chăn, gối, giường của bé sạch sẽ.

– Không nên cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.

– Khi trẻ còn bú mẹ, các mẹ nên ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này giúp bé chống lại dị ứng. Các mẹ cũng hạn chế tối đa ăn trứng và trứng cá, nội tạng động vật, mỡ động vật, trứng vịt lộn,… để tránh gây dị ứng cho bé qua đường sữa.

Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin, kiến thức hữu ích về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh, sớm phát hiện bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời cho con, đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện về sau.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…