
Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường hay bị nổi mẩn đỏ trên da gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Trẻ sẽ cảm thấy bứt rứt khó chịu, quấy khóc và cào, gãi trên da gây xước và dễ bị nhiễm trùng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn và đưa ra một số gợi ý hay để chữa trị bà chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên da hiệu quả.
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là hiện tượng bệnh lý về da mà rất nhiều bé gặp phải, nguyên nhân có thể do:
– Nổi phát ban:
Trên da xuất hiện các nốt sần đỏ như muỗi đốt hoặc có thể thành từng đám, trên đầu sẩn có mủ hoặc nước. Bệnh không gây đau đớn cho trẻ và có thể tự biến mất sau đó khoảng 1 tuần nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần bạn không nặn hoặc có các tác động nào khiến cho vùng tổn thương trên da bé bị trầy xước gây đau.
– Mụn kê, mụn sữa:
Đây là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ, phổ biến nhất là trẻ sau 3 tuần tuổi. Trên da xuất hiện các nốt nhỏ li ti hoặc trông giống như mụn trứng cá ở người lớn do trẻ bị phì đại tuyến bà hoặc do nhận hormone từ mẹ. Các mụn này sẽ bị biến mất sau đó vài tuần hoặc vài tháng nên không cần điều trị.
– Rôm sảy:
Là các mụn nhỏ li ti, mẩn đỏ nổi trên da bé khi thời tiết nắng nóng, thường xuất hiện ở lưng, cổ, tay, chân của bé. Bị rôm sảy khiến cho bé ngứa ngáy khó chịu. Mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé.
Rôm sảy là nguyên khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ
– Chàm sữa, lác sữa:
Hiện tượng này hay còn gọi là viêm da cơ địa, thường gặp nhất khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ nhỏ, sau đó chuyển thành mụn nước, mụn nước vỡ ra gây khô da, nứt nẻ kèm theo ngứa. Nhiều trường hợp mụn nước vỡ ra có thể gây nhiễm trùng, đóng vảy mủ. Bệnh có thể kéo dài cho tới khi trẻ 3 tuổi nhưng cũng có khi kéo dài mãi và thường hay tái phát.
– Dị ứng:
Trẻ bị dị ứng thức ăn, phấn hoa, lông động vật, thay đổi thời tiết,… cũng khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ. Trên da bé xuất hiện các nốt mẩn đỏ, sau đó hình thành các mảng lớn như nổi mề đay gây ngứa và đau. Mụn nước xuất hiện nếu trẻ gãi nhiều sẽ dễ bị vỡ và gây nhiễm trùng, để lại sẹo.
– Hăm:
Là các mảng đỏ gây đau rát thường xuất hiện ở những vùng da ẩm ướt trên cơ thể của bé như cổ, nách, háng do thường xuyên đóng bỉm, không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây hăm da.
2. Cách xử lý và chăm sóc bé khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ
Bên cạnh việc tìm ra nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ, các mẹ cần có các biện pháp xử lý và chăm sóc như sau:
– Cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Bạn nên dùng sữa tắm loại dành riêng cho trẻ sơ sinh để sử dụng. Khi tắm cho bé nhớ thao tác nhẹ nhàng ở vùng da bị tổn thương để tránh cho da bị trầy xước. Sau khi tắm cho bé xong thì dùng khăn mềm sạch lau khô người cho bé và bôi kem dưỡng ẩm loại của bé.
– Sử dụng các loại kem dưỡng da loại dành riêng cho bé, tốt nhất là chọn các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên dịu nhẹ, an toàn khi sử dụng.
Bôi kem dưỡng da khi để tránh trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ
– Tuyệt đối tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng nổi mẩn đỏ như thức ăn lạ, thời tiết lạnh, côn trùng,… Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây dị ứng, tổn thương da.
– Cắt móng tay cho trẻ, đeo bao tay sơ sinh để tránh trẻ gãi nhiều gây trầy xước da và nhiễm trùng.
– Mẹ nên mặc quần áo thoáng mát cho bé. Nên chọn loại vải cotton thấm mồ hôi, vải mềm, thoáng.
– Thường xuyên thay tã cho bé, không nên quấn tã quá chặt.
– Khi gặp các triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da bé, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp chữa trị phù hợp. Bạn không nên tự ý mua thuốc cho bé sử dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm.
Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ các mẹ nên sử dụng Kem EmBé, đây là một trong những loại thuốc được rất nhiều bà mẹ tin dùng bởi nó làm giảm ngay triệu chứng sưng, đỏ, ngứa, ngừa thâm sẹo vết muỗi đốt, côn trùng cắn. Đồng thời làm mát da, ngăn ngừa và làm dịu vết rôm sảy, mẩn ngứa và kích thích tái tạo tế bào da, lành vết trầy xước mang đến một làn da mịn màng
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng
