Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Nhận biết và xử lí 5 bệnh thường gặp ở trẻ khi chuyển mùa

Nhận biết và xử lí 5 bệnh thường gặp ở trẻ khi chuyển mùa

Những ngày này, thời tiết miền Bắc đang có sự thay đổi rõ rệt. Khí hậu lạnh và khô hơn với những đợt gió mùa liên tục. Sự thay đổi về thời tiết này thường làm cho sức đề kháng của bé suy giảm nên rất dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Do đó cha mẹ cần chủ động trang bị kiến thức để biết cách xử trí khi con bị bệnh. Dưới đây là thông tin nhận biết và xử lí 5 bệnh thường gặp ở trẻ khi chuyển mùa mà cha mẹ cần biết để dự phòng.

bệnh trẻ em
Vào mùa lạnh, bé rất dễ bị mắc các bệnh về tiêu hóa

1. Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh dễ gặp ở trẻ vào mùa lạnh và rất nguy hiểm với sức khỏe của bé. Mẹ có thể nhận biết được tình trạng bệnh của bé thông qua việc lưu ý đến nhịp thở của bé mỗi ngày. Bởi, nhịp thở nhanh và gấp là những dấu hiệu quan trọng và dễ nhận biết bệnh này ở trẻ. Cụ thể, trường hợp được cho là thở nhanh nếu bé dưới 2 tháng tuổi có nhịp thở từ 60 lần trong một phút trở lên, bé từ 2 tháng đến một tuổi nhịp thở từ 50 lần trong một phút, bé từ một đến 5 tuổi thở từ 40 lần trong một phút, bé từ 5 tuổi trở lên nhịp thở từ 30 lần mỗi phút.
Nếu bé bị viêm phổi, cha mẹ cần chú ý giữ ấm, tránh để bé bị lạnh, ẩm hay gió lùa. Nếu chỉ sốt, ho do cảm cúm thông thường không cần nhập viện. Trẻ có biểu hiện ho, sốt, kèm theo thở nhanh, rút lõm lồng ngực, mệt mỏi, suy hô hấp, biến chứng phổi, cần đưa đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời. Lưu ý: không nên tùy tiện dùng thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ.

2. Viêm phế quản

Đây là bệnh hô hấp cấp tính, thường gặp ở bé do viêm tắc các tiểu phế quản. Bệnh xuất hiện quanh năm, cao nhất vào mùa đông và đầu xuân. Nhiều trường hợp bé mắc bệnh này chỉ có triệu chứng sổ mũi trong, ho nhẹ.
Bé bị viêm tiểu phế quản nhẹ có thể điều trị ở nhà bằng cách cho uống đủ nước để làm loãng đờm, dịu ho, sát khuẩn mũi, họng bằng dung dịch nước muối 0,9%, uống thuốc hạ sốt nếu có dấu hiệu sốt. Thấy bé không thể hạ sốt, bỏ bú, nôn trớ, thở nhanh, khó thở, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, da tím tái phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện điều trị.

bệnh mùa lạnh trẻ em
Cha mẹ cần chú ý theo dõi và có phương pháp chăm sóc sức khỏe của trẻ tốt nhất

3. Cảm cúm

Biểu hiện thường gặp là sốt, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, nghẹt mũi, chán ăn, hắt hơi thường xuyên và chảy nước mũi trong. Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà thời gian bệnh kéo dài hay ngắn, giảm nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn.

Chăm sóc khi bé bị cảm tưởng chừng đơn giản, song nếu không cẩn thận bệnh nhi dễ mắc thêm các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi. Ngay khi thấy bé có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho cơ thể bé. Nên dùng khăn giấy hoặc khăn sữa khô sạch thấm nhẹ nước mũi chảy ra. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý loại dùng cho bé cũng giúp vệ sinh vùng mũi họng, giảm triệu chứng nghẹt mũi để bé có giấc ngủ tốt hơn.

4. Dị ứng da

Trời lạnh, hanh khô rất dễ khiến bé mắc phải những bệnh ngoài da do sự tấn công của vi khuẩn, nấm như: mề đay, chàm, nứt gót chân, da mẩn đỏ. Bệnh khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, gãi không kiểm soát, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần chú ý bổ sung nước đầy đủ cho bé, không nên tắm nước quá nóng. Trong trường hợp cần thiết, có thể bôi kem chống dị ứng theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng các loại kem bôi dưỡng da chuyên dụng dành cho bé được chiết xuất từ nano curcumin và các tinh chất dưỡng da thiên nhiên. Nếu tình trạng này kéo dài, nên đưa bé đi bệnh viện khám để biết chính xác nguyên nhân mới có thể điều trị khỏi. Không nên xem nhẹ bệnh này vì khi da bị tổn thương, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây nhiễm trùng nặng.

bệnh trẻ nhỏ
Nên sớm đưa trẻ tới gặp bác sỹ nếu nghi ngờ có biểu hiện bất thường

5. Rối loạn tiêu hóa

Bé có thể mặc rối loạn tiêu hóa nếu ăn thực phẩm nhiễm khuẩn, thức ăn nguội, mặc quần áo chưa đủ ấm khiến vùng bụng hoặc bàn chân bị lạnh.Khi mắc bệnh này, bé thường bị trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón. Trong trường hợp này, mẹ cần xem lại khẩu phần ăn trong ngày để cân đối dinh dưỡng, tránh cho bé ăn thực phẩm quá lạnh hoặc để qua đêm. Sau mỗi lần bé đi ngoài, nên cho bé uống oresol pha đúng tỷ lệ để bù nước và chất điện giải. Hãy cho bé ăn đồ mềm, dễ tiêu hóa, tiếp tục bú mẹ hoặc uống sữa ít béo. Trong trường hợp bé bị táo bón, nên xem lại khẩu phần ăn, cho bé uống đủ nước, tăng lượng chất xơ để kích thích niêm mạc đại tràng. Nếu bé đi ngoài phân xanh, lỏng là dấu hiệu của viêm dạ dày ruột, còn gọi nhiễm trùng đường tiêu hóa, cần đưa bé đến khám bác sĩ ngay.

Trên đây là một vài lưu ý nhỏ mà kemembe.vn tổng hợp và gửi đến các mẹ để góp thêm “hành trang” vào việc nuôi dạy con tốt nhất. Các mẹ có thể đóng góp thêm những kinh nghiệm nuôi dạy con hữu ích của mình với kem em bé để cùng nhau nuôi dạy con thật tốt nhé.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…