Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Những điều cần biết về hăm tã ở trẻ

Những điều cần biết về hăm tã ở trẻ

Hăm tã là bệnh lý ngoài da tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ. Hăm tã có thể xảy ra khi các mẹ dùng tã giấy hay tã vải. Thông thường, dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tã là do lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.

1. Nguyên nhân gây hăm tã

Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã ở trẻ, nhưng thông thường nhất là do:

– Vùng da tiếp xúc với tã bị ẩm trong suốt thời gian dài. Nước tiểu là vô trùng, tuy nhiên những vi khuẩn trên da bé có thể sẽ bị phân hủy nước tiểu thành những hóa chất như ammonia gây dị ứng cho da khiến da bé mẩn đỏ.

– Tiêu chảy cũng có thể là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Bởi khi bị tiêu chảy nếu các mẹ không thay kịp thời có thể ngay cả những loại tã thấm hút tốt cũng nên được thay thường xuyên. Chính vì vậy, đây chính là cơ hội để những vi khuẩn gây hăm tã xuất hiện và phát triển.

– Do da bé quá nhạy cảm hoặc bé mặc đồ hay ăn thực phẩm làm bé dị ứng và gây nên tình trạng hăm tã.

– Tã mẹ dùng cho bé là các loại tã có chất liệu thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé.

– Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải cũng có thể là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da.

hăm tã ở trẻ là căn bệnh phổ biến

Hăm tã ở trẻ rất hay gặp đặc biệt là trẻ sơ sinh

2. Các triệu chứng hăm tã ở trẻ

– Bé khó chịu, ngủ không thẳng giấc và quấy khóc.

– Phần da tiếp xúc trực tiếp với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, xuất hiện những nốt li ti màu trắng và nổi mẩn đỏ.

– Phần da dị ứng có thể khô hoặc ướt tùy vào cơ địa mỗi bé

– Xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây khiến bé sẽ rất đau và khó chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên.

3. Các cách chữa hăm tã ở trẻ

a. Chữa hăm ở trẻ bằng lá chè

Trà là một trong những thảo dược đa năng trong các cách trị hăm tã ở trẻ. Kể cả trà túi hay trà xanh là một trong những cách giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương vô cùng hiệu quả.

Còn với trà xanh, có thể dùng nước trà xanh đặc bôi trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc các mẹ có dùng nấu nước trà xanh rồi tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước sạch. Trong trà xanh có chất có tính sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh hiệu quả bám trên da của trẻ.

hăm tã ở trẻ chữa bằng trà xanh

Trà xanh có công dụng chữa hăm tã ở trẻ hiệu quả

b. Chữa hăm tã bằng cây mã đề

Cây mã đề chữa hăm tã ở trẻ rất tốt, cách thực hiện lại vô cùng đơn giản. Dùng một nắm lá mã đề tươi, rửa sạch và ngâm qua nước muối để ráo. Sau đó vò nát, hoặc dùng cối giã nát rồi thoa nhẹ nước lên da bé. Tác dụng cây nước cây mã làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

c. Chữa bằng búp Ổi non

Đây là cách trị hăm tã ở trẻ được rất nhiều người áp dụng và đã thành công. Cách thực hiện rất đơn giản chỉ cần lấy 2-3 búp ổi, sau đó rửa sạch và giã nhuyễn, rồi đắp lên vùng da hăm của bé. Kiên trì thực hiện ngày 2-3 lần trong vòng 1 tuần bạn sẽ thấy những dấu hiệu hăm tã ở trẻ thay đổi đáng kể

d. Chữa hăm tã ở trẻ bằng lá trầu không

Trầu không có vị cay nồng và tính ấm, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Trầu Không có tính năng hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và kí sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh Lam sơn chướng khí. Trầu không có rất nhiều tác dụng như: kháng khuẩn, giảm đau, tiêu viêm, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.

Các mẹ lấy khoảng 4 – 5 lá trầu không đem rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Sau đó, dùng khăn sạch thấm qua nước lá trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên vùng da bị hăm của bé. Các mẹ nên liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng 3-4 lần, chắc chắn chứng hăm tã ở trẻ sẽ thuyên giảm đáng kể.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…