Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Những lưu ý khi điều trị bé bị chàm sữa

Những lưu ý khi điều trị bé bị chàm sữa

Chàm sữa là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do môi trường sống, chế độ dinh dưỡng hoặc do di truyền. Để chăm sóc làn khi bé bị chàm sữa, các mẹ cần lưu ý những điều sau.

1. Biểu hiện khi bé bị chàm sữa

Xuất hiện những nốt mẩn trắng nhỏ, hình dáng tròn, nổi hẳn trên da, tụ thành từng cụm, thường xuất hiện ở vùng má, trán và cằm. Những nốt mẩn trắng này sau thời gian ngắn sẽ rỉ nước, đóng mày trên vùng da tổn thương, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé.

bé bị chàm sữa

Bé bị chàm sữa là hiện tượng rất nhiều trẻ gặp phải

2. Nguyên nhân bé bị chàm sữa

– Do làn da thiếu độ ẩm: Đây được xem là nguyên chính của hiện tượng này. Vì vậy, với những khu vực có kiểu thời tiết lạnh và khô thì hiện tượng này càng trở nên phổ biến ở trẻ nhỏ.

– Do chế độ ăn uống: Một vài nhóm thực phẩm có thể là tác nhân chính khiến bé bị chàm sữa. Vì vậy, cha mẹ nên quan sát và tìm hiểu xem bé có bị dị ứng với bất cứ món ăn nào không.

– Do yếu tố di truyền: Yếu tố gia đình có người tiền sử dị ứng cũng được xem xét đến. Nếu trong gia đình có người bị bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,… thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh chàm sữa sẽ rất cao.

3. Cách điều trị khi bé bị chàm sữa

3.1. Điều trị chàm bằng dầu dừa

Theo lời khuyên của bác sĩ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị chàm sữa không nên vào bệnh viện để chữa trị vì sợ sẽ bị nhiễm trùng nặng hơn. Nên sử dụng phương pháp thiên nhiên điều trị sẽ tốt hơn. Một trong những phương pháp đó chính là dầu dừa.

Hàng ngày, sau khi tắm cho trẻ xong, bạn lau khô người cho trẻ. Nhất là vùng da bị chàm sữa. Sau đó thoa một lớp mỏng dầu dừa nguyên chất lên da trẻ. Để khoảng 15 phút sau lấy giấy thấm bớt lượng dầu còn thừa trên da. Các mẹ cần thường xuyên thực hiện bôi dầu dừa và đảm bảo về sinh sạch sẽ cho da bé để nhanh chóng loại bỏ các biểu hiện khi bé bị chàm sữa hiệu quả.

3.2. Chữa bệnh chàm sữa bằng lá trầu không

Lấy lá trầu không rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước cốt. Sau đó, bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa của bé. Nên thoa vào buổi tối rồi chờ nước lá trầu không khô lại thì cho bé đi ngủ. Sáng hôm sau rửa mặt với nước sạch cho bé. Thực hiện liên tục khoảng 3-5 lần là vết chàm sữa sẽ khỏi hẳn.

Bạn cũng có thể dùng lá trầu không để tắm cho bé. Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, cắt nhỏ rồi đun với nước sôi. Chờ nước nguội thì dùng nước này tắm cho trẻ.

trị hăm cho bé

Điều trị chàm sữa bằng lá trầu không cho bé

3.4. Chữa bệnh chàm sữa bằng trà xanh

Chuẩn bị: Một nắm lá trà xanh

Cách làm: Lấy lá trà xanh và đun sôi. Sau đó để nước ấm và cho bé ngâm mình trong lá trà xanh. Bước tiếp theo, các mẹ lấy khăn lau nước trà xanh nhẹ lên vùng da bé bị chàm sữa. Kiên trì thực hiện cách này đều đặn hàng ngày để nhanh chóng giảm các triệu chứng của bệnh chàm sữa gây khó chịu cho trẻ.

4. Cách chăm sóc khi bé bị chàm sữa

– Nhiều trẻ bị dị ứng với nước hoa, thuốc nhuộm và các hóa chất trong các sản phẩm gia dụng như xà phòng, chất tẩy rửa, nước xả vải,… Vì vậy, hãy tránh xa các sản phẩm này. Thay vào đó, hãy sử dụng những loại sản phẩm dịu nhẹ không chứa xà phòng và các chất kích ứng cho da của bé.

– Kiểm tra kỹ các thành phần kem dưỡng ẩm bạn dùng cho bé, vì dưỡng ẩm cho da là một trong những phương pháp điều trị tốt nhất cho căn bệnh này ở trẻ nhỏ.

– Các loại sản phẩm dưỡng ẩm an toàn và dịu nhẹ cho da của bé bố mẹ có thể mua cho bé ở tất cả các hiệu thuốc hoặc các siêu thị cho bé trên toàn quốc.

– Trẻ em bị bệnh chàm cần mặc các loại vải mỏng, nhẹ, thoáng khí. Các bà mẹ nên lưu ý mặc thành nhiều lớp cho bé, để dễ cởi ra khi cần thiết bởi nếu cơ thể quá nóng có thể làm bệnh tình trầm trọng thêm.

– Bên cạnh đó, cần tránh các loại vải nặng và có khả năng gây dị ứng cao như len. Ngoài ra, chỉ nên tắm nước ấm cho bé trong khoảng 5 phút vì nước quá nóng hoặc tắm quá lâu có thể làm khô da bé.

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…