Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Nổi sảy ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Nổi sảy ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh là căn bệnh thường gặp vào mùa hè, bệnh tuy lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây nhiễm trùng da. Thực tế có rất nhiều bậc phụ huynh còn mơ hồ về bệnh nổi sảy ở trẻ sơ sinh, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tổng quát về căn bệnh này.

1. Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ nhỏ

Bệnh do phản ứng viêm của da khi bị kích thích, bị bít lỗ chân lông. Vào những ngày thời tiết nóng bức, trẻ thường tiết mồ hôi nhiều, đặc biệt là trẻ hiếu động. Khi mồ hôi không được tiết ra hết, kết hợp với bụi bẩn gây ứ đọng tại các ống bài tiết trên da hình thành nên các nốt viêm.

Vị trí của bệnh nổi sảy thường xuất hiện chủ yếu ở đầu, cổ và mặt… với các triệu chứng điển hình như:

+ Nổi sảy ở mặt: Nguyên nhân do mồ hôi từ tuyến bài tiết trên đầu chảy xuống mặt và cổ, dẫn tới bí tắc lỗ chân lông. Các mẹ cần lưu ý, bệnh tuy không nguy hại tới sức khỏe, nhưng nếu xuất hiện ở mặt thì cẩn thận vì có thể để lại sẹo ảnh hưởng tới ngoại hình của bé sau này.

+ Nổi sảy ở cổ: Đây cũng là phần da nhạy cảm, cũng gây ảnh hưởng tới ngoại hình, do đó cần điều trị sớm tránh để lại sẹo.

+ Nổi sảy ở da đầu: Đây là vùng da dễ bị nổi sảy nhất, vì tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn dẫn tới đổ mồ hôi nhiều, gây bít lỗ chân lông. Không chỉ vậy, vùng đầu còn có sự che phủ của tóc nên rất dễ nóng ẩm, ứ đọng chất bẩn hình thành nên bã nhờn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Da đầu cũng là vùng nhạy cảm, gần với mặt mũi do đó cũng cần được điều trị càng sớm càng tốt.

nổi sảy ở trẻ

Nổi sảy là hiện tượng diễn ra phổ biến ở trẻ

2. Cách chữa trị và thuốc điều trị nổi sảy ở trẻ

2.1. Trị nổi sảy ở trẻ theo cách dân gian

Các mẹ có thể sử dụng các loại thuốc dân gian chữa rôm sảy dưới đây để chữa cho bé như:

Lá chè xanh, lấy một nắm to lá chè xanh rửa sạch, sau đó bóp nát rồi nấu cùng với nước. Sử dụng nước lá chè xanh để tắm cho bé có tác dụng làm mát da và kháng khuẩn.

Mướp đắng (khổ qua): Sử dụng 2 trái mướp đắng rửa sạch rồi cắt khoanh cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ. Tiếp theo cho bã vào miếng vải buộc chặt, nấu nước cho bé tắm. Thực hiện như vậy đều đặn trong vòng 1 tuần, các nốt rôm ở trẻ sẽ lặn dần hết.

Lá kinh giới và lá đậu ván bạn nấu cùng với một lượng nước vừa phải, đun lên tắm cho bé. Sử dụng 2 mớ kinh giới cho 1 lần tắm.

Sử dụng nước muối ấm: Pha nước ấm cùng với chút muối, nên nếm thử không quá mặn là được rồi vắt thêm 1/2 quả chanh để tắm cho bé. Lưu ý, đừng cho muối và chanh quá nhiều sẽ khiến bé bị rát da nhé.

mướp đắng trị nổi sảy ở trẻ

Mướp đắng trị nổi sảy hiệu quả ở trẻ

2.2. Thay đổi một số thói quen

Trẻ thường quấy khóc và có triệu chứng khó chịu khi bị nổi sảy, do đó các bậc cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tắm cho trẻ một ngày một lần để da luôn được sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết dễ dàng. Sau khi tắm xong nên dùng khăn mềm để lau nhẹ nhàng, tránh gây trầy xước và tuyệt đối không được dùng phấn rôm để bôi lên chỗ bị rôm.

Bên cạnh đó, người mẹ cần có chế độ ăn uống điều độ, kiêng đồ ăn cay nóng và nên ăn nhiều đồ mát, uống nhiều nước nếu đang cho con bú. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu như: Da sưng, đỏ, có mủ chảy ra, sưng hạch vùng cổ hay sốt, ớn lạnh… cần đưa trẻ đi khám bệnh sớm để có hướng điều trị phù hợp.

3. Phòng tránh bệnh nổi sảy ở trẻ nhỏ như thế nào?

+ Điều chỉnh hoạt động hàng ngày của trẻ: Không nên cho trẻ chơi ngoài nắng. Đặc biệt, là khoảng thời gian sau 10h sáng, lúc này tia tử ngoại hoạt động mạnh sẽ ảnh hưởng tới tế bào da của em bé.

Nên chọn phòng rộng, thoáng mát. Khi sử dụng quạt hay điều hòa nên để ở mức nhiệt khoảng 27-28 độ C, không nên để không khí quá lạnh hoặc quá khô vì sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp của bé.

+ Bổ sung lượng nước cần thiết cho trẻ: Hãy cho trẻ uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm giữa cơ thể với môi trường. Có thể cho trẻ uống các loại nước mát như: Nước chanh, bột sắn dây, rau má…

+ Chống nắng cho trẻ khi ra ngoài: Cần cho trẻ mặc áo dài, đội mũ rộng vành cho trẻ trước khi ra ngoài nắng (từ 10h sáng tới 16h chiều) để tránh tác hại của ánh nắng.

Hy vọng, với những thông tin chia sẻ về bệnh nổi sảy ở trẻ sơ sinh ở trên, có thể cung cấp những kiến thức bổ ích và cần thiết cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ. Bé khỏe, cả nhà vui. Chúc cả gia đình bạn luôn khỏe mạnh!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…