Phân loại các vết đốt và cách trị côn trùng đốt cho bé
Phân loại các vết đốt và cách trị côn trùng đốt cho bé
Trẻ con vốn hiếu động, thường mải nô đùa mà không để ý môi trường xung quanh nên việc bị côn trùng đốt là hiện tượng không thể tránh khỏi. Có những vết đốt lành tính, nhưng cũng có những vết đốt nguy hiểm mẹ cần nhận biết ngay để có cách trị côn trùng đốt cho bé, tránh để lại những hậu quả không đáng có.
Xem thêm:
- Côn trùng cắn bôi thuốc gì để giảm đau nhanh chóng và hữu hiệu
- Mách mẹ cách xử lý nhanh chóng khi trẻ bị côn trùng cắn sốt
- Top 10+ cách xử lý và điều trị khi bé bị côn trùng cắn sưng to
1. Cách trị côn trùng đốt cho bé đối với các vết cắn thông thường
Đối với các loại côn trùng thông thường, không nguy hiểm, trong ngòi cắn không chứa độc tố, mẹ đơn giản của thể dùng dầu gió hay các bài thuốc từ dân gian khác để sơ cứu ngay cho bé.
Tuy nhiên nếu da bé vốn là làn da nhạy cảm, dù là vết cắn nhỏ cũng sẽ xảy ra hiện tượng mưng mủ rồi để lại sẹo. Mẹ hãy tuân theo các bước trị côn trùng đốt cho bé dưới đây nhé!
Bước 1: Ngay khi phát hiện ra vết thương, mẹ hãy rửa ngay vết cắn cho con bằng xà phòng, để kịp thời loại bỏ các chất độc và vi khuẩn xâm nhập tại vùng da đó. Rửa vết côn trùng cắn cũng làm bé cảm thấy dễ chịu hơn, bớt đau ngứa, ngăn chặn vết thương lan ra trên diện rộng.
Bước 2: lấy 1 viên đá lạnh, chườm xung quanh vết cắn cho con, cách trị côn trùng đốt cho bé này có tác dụng gần giống như gây tê tạm thời, bé sẽ không bị ngứa đến mức gãi tay vào vết cắn khiến nó sứt ra, chảy máu, hạn chế sưng phồng tại vết cắn, bảo vệ vết thương khỏi tình trạng nhiễm khuẩn.
Bước 3: Cách trị côn trùng đốt cho bé bằng bôi mỡ trăn (nếu có)
Các bạn cũng có thể hòa chút muối với nước mát, dùng bông sạch thấm ướt rồi lau vết côn trùng cắn cho con. Các trị côn trùng đốt cho bé này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm cho bé, giúp vết cắn nhanh lành hơn.
2. Cách trị côn trùng đốt cho bé đối với các vết cắn nghiêm trọng
Với một số vết cắn bị nặng, ngoài áp dụng các cách trị côn trùng đốt cho bé nhu đã nêu ở trên các mẹ có thể giải độc vết cắn bằng cách vắt nước cốt chanh vào 1 cái chén sạch, dùng tăm bông thấm nước cốt chanh rồi chấm nhẹ nhàng lên đó. Chất axit có trong chanh làm trung hòa các độc tố tại vết thương nên đây cũng là một cách trị côn trùng đốt cho bé rất hiệu quả.
Lưu ý:
Hầu hết trẻ em chỉ có phản ứng nhẹ sau khi bị các loại côn trùng như ong vàng, ong bắp cày, kiến lửa, muỗi cắn, một số ít bị dị ứng với một số loại nọc độc côn trùng nhất định lại có thể có các triệu chứng nghiêm trọng hơn cần điều trị khẩn cấp nhất là trong trường hợp bé bị sốc phản vệ. Một số phản ứng nhẹ có thể xảy ra là: đau, sưng ở vùng bị cắn và có khi rất ngứa, có thể ứa ra nước màu vàng và thường biến mất vào ngày hôm sau. Đây là các triệu chứng thông thường nên mẹ chỉ cần theo dõi mà không phải quá lo lắng hay hoảng hốt.
Nếu mẹ đã áp dụng các cách trị côn trùng cắn nhưng vài ngày sau bé lại có những biểu hiện bất thường, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay nhé. Một số biến chứng mẹ cần lưu ý để đưa con đến bác sĩ ngay là: Bất chợt bé thấy khó thở
- Bé nôn hay đau bụng
- Bé bị ốm hay ngất
- Tim đập nhanh hoặc mất ngủ, lẫn lộn, sốc.
- Nổi đầy phát ban hoặc ngứa toàn thân
- Vết đốt sưng to ở gần mắt, môi hoặc bộ phận sinh dục khó cho viêc sinh hoạt.
Mong là bài viết đã giúp ích phần nào cho các mẹ còn lúng túng trong việc tìm cách trị côn trùng đốt cho bé. Mong rằng bé sẽ có một mùa hè bổ ích mà không phải lo chuyện côn trùng đốt nhé!