Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Phòng ngừa chàm sữa, các mẹ đã biết cách chưa?

Phòng ngừa chàm sữa, các mẹ đã biết cách chưa?

Với các bệnh về da của con như chàm sữa, các mẹ thường có tâm lý đứa trẻ nào cũng sẽ mắc phải vì vậy thường chỉ quan tâm đến việc “chữa trị”, hiếm khi quan tâm đến “phòng ngừa” như thế nào. Quan điểm này cũng xuất phát từ việc các mẹ chưa biết phòng ngừa chàm sữa sao cho đúng.

Vì sao con mắc chàm sữa?

Khó để xác định nguyên nhân chính gây ra chàm sữa ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên có 2 lý do chủ yếu có thể đề cập gồm:

Do cơ địa:

  • Với trẻ bú bình, sức đề kháng thường thấp hơn trẻ bú mẹ nên rất nhạy cảm với mọi tiếp xúc, vì vậy dễ mắc chàm. Cơ địa chàm thể tạng là từ dùng để chỉ nhóm trẻ này.
  • Nếu trẻ bú mẹ, nên tránh cho bú bình thêm hoặc chỉ được thêm loại sữa không gây dị ứng.
  • Mẹ cho con bú cũng cần kiêng các thức ăn gây dị ứng như đậu phộng, đậu nành, cá, tôm cua, sữa bò, và lòng trắng trứng.

Do dị ứng:

  • Tiếp xúc với nhiều đồ chơi, gấu nhồi bông
  • Trang phục bó sát, không thoải mái, ẩm ướt
  • Dầu tắm có tính tẩy rửa quá cao
  • Ở trong phòng có điều hòa nhiệt độ
  • Ít được tiếp xúc với ánh nắng và gió tự nhiên

Bệnh chàm sữa thường khởi đầu là những nốt mẩn đỏ, sau đó trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước, đóng mài và tróc vảy. Khi bị bệnh, trẻ thường khó chịu, ngủ không ngon giấc, thường hay quấy khóc, bú kém. Đặc biệt những cơn ngứa khiến trẻ chịu không nổi, từ đó liên tục đưa tay gãi hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu. Nếu không giữ vệ sinh tốt, da bé rất dễ nhiễm trùng khiến việc điều trị khó khăn hơn. Đồng thời sẽ để lại vết thâm, sẹo, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ sau này.

Mẹ đừng để đến lúc con mắc chàm mới lo chữa

Theo TS.BS Nguyễn Như Lan – Nguyên trưởng khoa Laser Phẫu thuật, Viện Da liễu Trung ương, các mẹ không nên để đến khi con mắc bệnh mới tìm cách chữa trị, mà nên phòng ngừa bệnh chàm cho con ngay từ sớm để da con luôn được đẹp đẽ, hồng hào. Quan trọng hơn là giúp con được thoải mái, không bị cơn ngứa ngáy, khó chịu hành hạ.

“Mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh chàm cho trẻ hiệu quả bằng một số cách như sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, tránh da trẻ bị khô ráp, không dùng nước quá nóng tắm rửa cho trẻ, sử dụng các sản phẩm dầu gội, sữa tắm chuyên dụng, vv… Việc lựa chọn chất liệu quần áo cũng khá quan trọng. Nên chọn vải tự nhiên thay vì sợi hóa học để làn da của trẻ được “thở” tự do,…” – TS.BS Lan gợi ý.

Ngoài ra, BS Lan cũng đặc biệt lưu ý với bố mẹ về dòng sản phẩm chăm sóc da cho con bởi không phải sản phẩm nào bán trên thị trường cũng đều tốt. Bố mẹ cần tìm hiểu kỹ, lựa chọn dòng sản phẩm thiên nhiên, an toàn vì da trẻ rất nhạy cảm.

Để bảo vệ da con tốt trước khi bị chàm và các vấn đề ngoài da khác tấn công, bố mẹ có thể tham khảo sản phẩm Kem EmBé – Kem bôi da thiết yếu cho bé đầu tiên tại Việt Nam chứa Nano Curcumin và tinh chất Cúc La Mã. Với thành phần an toàn, lành tính, mùi hương dịu nhẹ, Kem EmBé dùng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các hoạt chất có trong Kem EmBé được liên kết để tạo một lớp thành trì vững chắc, bảo vệ da bé khỏi tác nhân gây hại bên ngoài. Thường xuyên thoa Kem EmBé 3 – 5 lần/ngày, dù thời tiết thay đổi hay các yếu tố bên ngoài tác động, làn da bé vẫn được bảo vệ để luôn hồng hào, mịn màng.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…