Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Sốt xuất huyết, con có những biểu hiện này mẹ cần đưa đi viện ngay

Sốt xuất huyết, con có những biểu hiện này mẹ cần đưa đi viện ngay

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Đây được xem là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ, nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và xử lý kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong.

Những con số báo động

Tính đến ngày 7/8/2017, trên cả nước có hơn 71.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 người chết. So với cùng kỳ năm 2016, số trường hợp nhập viện tăng 24.8%, số người chết tăng 3 người. Trong đó miền Nam có số bệnh nhân đông nhất, chiếm 59% cả nước. Tại phía Bắc, Hà Nội là địa phương có nhiều trường hợp sốt xuất huyết, gần 10.000 ca, chiếm 73% toàn miền và có 5 người tử vong.

Nói về bệnh truyền nhiễm cấp tính này, TS. BS Nguyễn Như Lan – Nguyên trưởng khoa Laser Phẫu thuật, Viện Da liễu Trung ương cho biết: Sốt xuất huyết là bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan chủ yếu do loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành. Loại muỗi vằn này thường ở trong nhà, trong các góc tối tăm và các nơi ẩm thấp, thường hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm.

Con trẻ – “Mồi ngon” của muỗi

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất bởi sức đề kháng của con còn yếu. Vì vậy, khi con bị muỗi đốt, các mẹ cần chú ý theo dõi, quan tâm đến biểu hiện của con để có những xử lý kịp thời. Thông thường, sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn sốt ban đầu, trẻ sẽ sốt cao đột ngột liên tục từ 38-39 độ, người bứt rứt, quấy khóc, nôn trớ, chán ăn, buồn nôn, nôn, da xung huyết, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, có chấm xuất huyết dưới da. Xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, tiểu ra máu, số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần.

Tiếp đó là giai đoạn nguy hiểm thường rơi vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Biểu hiện trẻ có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt, có thể tràn dịch màng phổi màng bụng, phù nề mi mắt, gan to. Có thể có các biểu hiện như thoát huyết tương. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc, trẻ sẽ vật vã, bứt rứt, ngủ li bì mê man, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, tiểu ít, xuất hiện các mảng bầm tím, xuất huyết dưới da, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp. Xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu…

Có những trường hợp không có dấu hiệu xuất huyết nhưng trẻ vẫn dễ bị tử vong nếu bị sốc với những biểu hiện giảm huyết áp, giảm nhiệt độ, giảm tri giác, trường hợp nặng có thể bị rối loạn đông máu.

Cuối cùng là giai đoạn phục hồi, sau giai đoạn nguy hiểm 48-72 giờ, trẻ sẽ hết sốt, tình trạng tốt lên, thèm ăn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều. Khi xét nghiệm máu thì số lượng tiểu cầu trở về bình thường, số lượng bạch cầu tăng.

Tuy nhiên, trong thời điểm bùng phát dịch bệnh, cha mẹ cần có những biện pháp kịp thời để bảo vệ bé khỏi bị muỗi cắn. Bởi hiện nay vẫn chưa có thuốc hay vắc xin chủng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ; vì vậy cách hiệu quả nhất vẫn là phòng chống bệnh.

Bảo vệ con bằng cách nào?

Theo Bác sĩ Lan, để tránh bị muỗi đốt, cha mẹ nên cho trẻ ngủ màn kể cả ngày lẫn đêm. Đồng thời sử dụng một số biện pháp diệt muỗi như sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi; vệ sinh nơi ở sạch sẽ để đuổi và diệt muỗi. Các vật dụng đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên được che đậy, tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt lăng quăng.

Nếu chẳng may bé bị muỗi cắn, cha mẹ cần sử dụng các sản phẩm bôi da cho con để giảm sưng ngứa, nhanh xẹp các nốt đỏ, giúp da con dịu hơn, tránh để lại sẹo thâm. “Cha mẹ có thể tham khảo dòng sản phẩm bôi da chuyên biệt cho bé hiện nay như Kem EmBé. Với thành phần từ tinh chất nghệ Nano có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả cùng tinh chất Cúc La Mã làm dịu những tổn thương trên da bé ngay tức thì. Sự kết hợp của bộ đôi này sẽ đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da tổn thương nhanh chóng. Cùng với các thành phần tự nhiên khác, Kem EmBé có tác động toàn diện trong việc chống viêm, giảm ngứa, dưỡng ẩm, tạo màng bảo vệ, tái tạo tế bào da và ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả” – bác sĩ Lan nói rõ.

Bởi vậy, ngay khi trẻ có bất cứ dấu hiệu tổn thương da nào, mẹ cần thoa Kem EmBé lên vùng da tổn thương 2 – 3 lần/ ngày, chất kem mát thẩm thấu sâu sẽ giúp ngăn ngừa viêm ngứa, nhiễm trùng và sự lan rộng, giúp da con luôn khỏe mạnh.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…