Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Thay đổi theo cách này, bé sẽ tự ngủ ngoan không cần mẹ bế trên tay

Thay đổi theo cách này, bé sẽ tự ngủ ngoan không cần mẹ bế trên tay

Các mẹ thường than phiền rằng: “Bé nhà em hư lắm, chỉ bế trên tay mới ngủ thôi.” Hoặc “Chẳng có cách nào khác để bé ngủ sâu ngoài cách bế bé trên tay.” Hoặc là “bé ngủ cả ngày rất ngoan, nhưng cứ đến đêm lại thức đến 3, 4 giờ sáng, chẳng có cách nào dỗ cho ngủ”…

1. Lỗi của bé hay của ông bà, bố mẹ?

Bố mẹ gần như không biết cách nào để vừa chăm sóc được bé từ sơ sinh, vừa giúp bé có những thói quen tốt lâu dài. Cứ thấy bé thức thì bế để dỗ ngủ mặc dù nhiều mẹ đã biết đó là sai lầm và khó để khắc phục.

Thói quen xấu về giấc ngủ của bé là do cách chăm sóc sai
Thói quen xấu về giấc ngủ của bé là do cách chăm sóc sai

Bởi vậy, câu hỏi các ông bà, bố mẹ cần đặt ra ở đây là “Người lớn cần làm gì với thói quen của mình, để bé có thói quen tốt” chứ không phải “Làm cách nào để bé thay đổi”.

Thế nên sau khi nghiên cứu về đề tài này, cần phải đổi tựa đề của bài viết thành: “Thay đổi tư duy, cách chăm sóng của ông bà, bố mẹ đã tạo nên thói quen ngủ không đúng ở trẻ”.

2. 5 nguyên tắc thay đổi tư duy người lớn trước khi áp dụng cách khắc phục

Những nguyên tắc này không chỉ áp dụng đúng cho việc tạo thói quen ăn ngủ đúng cách cho bé, mà còn áp dụng được trong việc nuôi dạy giáo dưỡng con cái nói chung.

2.1. Thói quen lâu dài quan trọng hơn kết quả tức thì

Rèn luyện hay sửa chửa một thói quen đòi hỏi thời gian và sự kiên trì của mọi người trong nhà. Tuy nhiên trách nhiệm chính vẫn là bố mẹ.

2.2. Chỉ rõ các các lựa chọn khả thi

Phải xác định rõ có bao nhiêu cách để rèn thói quen ngủ mới cho bé, làm cách nào để loại bỏ hẳn lựa chọn ru ngủ và bế ngủ.

2.3. Quan tâm nhưng không cưng chiều

Khi bé khóc mẹ nên quan tâm bé theo một cách tích cực và cho bé hiểu được quan tâm không có nghĩa là được cưng chiều.

2.4. Khi bé ăn đủ, sẽ không ăn nữa! Khi bé ngủ đủ, sẽ không ngủ nữa

Có nghĩa là nếu bé ăn tốt ban ngày, bé sẽ không cần bú cữ đêm và có thể ngủ suốt đêm. Còn nếu bé đã ngủ đủ cả ngày, thì buổi đêm sẽ thức và đòi bế. Do đó, để bé ngủ đêm tốt, các mẹ cần biết cách giúp con thức và tương tác với con khi thức ban ngày và áp dụng các phương pháp tăng sữa giúp bé bú mẹ hiệu quả hơn.

2.5. Thái độ của mẹ quyết định thái độ của con

Khi các mẹ đã nắm rõ 5 nguyên tắc này, các mẹ phải tự tin và kiên nhẫn. Thái độ của mẹ phải nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, mẹ phải luôn luôn ở “cơ trên”, khi con cảm được cái “uy” nghiêm khắc của mẹ, thì con sẽ hợp tác nhanh hơn. Nếu mẹ chưa làm đã lo lắng, không tự tin, không đủ kiên nhẫn, không dứt khoát, con cũng sẽ cảm nhận được và sẽ không hợp tác tốt.

3. 5 cách khắc phục để cải thiện thói quen về giấc ngủ của bé

Phương pháp cải thiện thói quen ngủ của bé
Phương pháp cải thiện thói quen ngủ của bé

3.1. Bỏ mặc cho bé khóc

Điều này có nghĩa là để cho bé khóc rồi mệt tự ngủ thường 3 ngày thì vào nề nếp. Tuy nhiên, cách này có thể không tốt với các bé nhạy cảm, và không khả thi trong gia đình 3 thế hệ có sự can thiệp của ông bà. Vì tình hình sẽ càng tệ hơn, nếu bố mẹ bỏ cuộc giữa chừng.

3.2. Cho bé những lựa chọn

Bố mẹ chọn 3 vị trí ngủ mà bé có thể ngủ được thật sự, ví dụ nôi cũi, giường bố mẹ, ghế nằm của bé… Khi đặt bé xuống vị trí đầu tiên, bé khóc, mẹ bế lên vỗ về vài giây rồi đặt bé xuống vị trí thứ 2. Nếu bé khóc, mẹ lại vỗ về vài giây và đặt vào vị trí thứ 3… Mẹ phải hết sức kiên trì, cứ như không còn lựa chọn nào khác (bế dỗ trên tay không còn là một lựa chọn). Cứ làm liên tục việc xoay chuyển khoảng 15 – 30 phút tuỳ bé. Bé sẽ hiểu và không khóc nữa ở 1 trong 3 vị trí đó. Áp dụng liên tục cách này trong 1 tuần cho đến khi mẹ nhận ra vị trí lựa chọn của bé.

3.3. Bế lên đặt xuống

Có thể do điều kiện kinh tế, cả nhà chỉ có một cái gường ngủ chung và không có lựa chọn nào khác. Cứ mỗi khi đặt xuống mà bé khóc, mẹ lại bế lên vỗ về vài giây rồi đặt xuống giường… liên tục khoảng 15 – 30 phút bé sẽ chịu nằm yên cho mẹ vỗ ngủ. Áp dụng cách này liên tục 1 tuần cho đến khi bé thành thói quen, không khóc đòi bế khi đặt xuống giường khi còn thức nữa.

Các mẹ đã áp dụng cách 2 và 3, nhưng chưa có tác dụng, thì cần xem xét những điểm sau:

Mẹ tuyệt đối không than phiền “mẹ chán con quá rồi nhé!”. Không tuyên bố “thôi, mẹ thua con!” hay xin lỗi bé “nín đi nào, mẹ xin lỗi nhé!” trong thời gian luyện tập.

Luôn ở thế chủ động bế lên vài giây và đặt bé xuống ngay một cách dứt khoát. Biết rằng bé sẽ khóc, nhưng chỉ khóc ngắn, không bị bỏ khóc như cách 1. Nên cho dù bé khóc đến 30 phút mẹ phải bình tĩnh đến cùng – thường mẹ chỉ làm được khoảng 5 phút, thì tuyên bố “thua”!

Không tự lừa mình bằng cách bế trên tay lâu hơn trước khi đặt xuống, cố dỗ cho bé lim dim rồi len lén đật bé xuống. Thường mẹ nghĩ có thể “lừa” bé, rồi phát hiện rằng mình không lừa bé được. Vì lừa bé đã là tự nhận là mình thua bé rồi!

3.4. Bế bé gián tiếp

Cách này có thể áp dụng cho bé quá bám mẹ, hoặc bé bị trào ngược thực quản. Bé thường đòi ti mẹ để ngủ và ngủ trên người mẹ không đặt xuống được. Mẹ luôn luôn lót gối khi bế con, cho con bú (đối với bé bị trào ngược là gối nghiên 30 độ. Khi bé bú xong, vẫn để bé ngủ tiếp trên gối 30 phút. Sau đó cho bé vào giường hay củi và chèn bé chắc chắn cho bé ngủ luôn trên gối lót. Hoặc nghiêng gối dần dần để chuyển bé từ gối xuống giường.

3.5. Bú bình hoặc ngậm ti giả để ngủ

Cách này áp dụng cho bé nghiện ti mẹ để ngủ. Nhưng chỉ áp dụng cho bé hơn 6 tuần tuổi và khi không có mẹ ở trong phòng hoặc trong nhà, bố hoặc ông bà bế bé, đặt bé vào củi phối hợp với 1 trong 4 cách trên. Đồng thời cho bé bú bình hoặc ngậm ti giả, lấy bình ngay khi hết sữa và lấy ti giả đi khi bé vừa chớm ngủ.

Ngoài ra, có thể còn có nhiều cách khác nữa mà các mẹ đã áp dụng trong thực tế thành công. Các mẹ có thể chia sẻ để chúng ta bổ sung và tổng hợp vào bài để có thêm nhiều giải pháp phong phú hơn cho các mẹ tham khảo.

4. Môi trường thay đổi hỗ trợ hiệu quả

Dĩ nhiên, khi môi trường trong gia đình khiến không tập được cho bé từ sớm, thì việc khắc phục lại càng khó hơn. Do đó, nếu có thể thì nên thay đổi môi trường trong quá trình khắc phục này. Ví dụ, bố mẹ con đi du lịch 3 ngày, để chỉ có bố mẹ dễ thống nhất cách áp dụng và áp dụng triệt để. Hoặc nếu đang ở với ông bà Ngoại, thì sang nhà Nội tập, hoặc ngược lại.

Mỗi bé mỗi khác, đặc biệt, các mẹ nên hãnh diện con mình rất thông minh. Do đó bé hiểu được là sẽ được người lớn chiều chuộng, khi biết sức mạnh và áp lực của việc gào khóc. Tuy nhiên, chính vì bé thông minh, nên các mẹ đối xử với bé hợp lý và giải thích với bé (dù chưa biết nói, bé nghe hiểu và cảm nhận được nhiều), kêu gọi sự hợp tác của bé. Giải thích lý do thay đổi để cải thiện sức khoẻ cho mẹ và bé nếu cả hai có những giấc ngủ đêm tốt.

Các mẹ sẽ ngạc nhiên vì khả năng hiểu và tinh thần hợp tác của bé khi bé được đối xử như một đối tác quan trọng và được khuyến khích, quan tâm và khen ngợi mỗi khi bé hợp tác tốt.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…