Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tìm hiểu các triệu chứng gây nên viêm da cơ địa ở trẻ em

Tìm hiểu các triệu chứng gây nên viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa ở trẻ em không đơn giản chỉ là vùng da bên ngoài của bé bị tổn thương như nhiều bậc phụ huynh vẫn lầm tưởng. Nếu bạn chủ quan, các thương tổn ngoài da sẽ lan rộng và gây nhiễm khuẩn qua các bộ phận khác trên cơ thể như tai, mũi, mắt, họng,…Không chỉ thế, trẻ sẽ quấy khóc rất nhiều và biếng ăn, vì đơn giản là trẻ cảm thấy rất khó chịu khi bị hành.

1. Các giai đoạn của viêm da cơ địa ở trẻ em

Để không sao nhãng, bạn nên quan sát tình trạng da của con qua một số triệu chứng ban đầu dưới đây.

1.1. Giai đoạn bệnh bắt đầu

Triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em là bé sẽ có những nốt ban đỏ không phân định ranh giới, nổi kèm mụn đỏ li ti. Sau khoảng từ 1 đến 2 ngày, các nốt mụn này có kèm dịch mủ bên trong. Kế đến, trẻ sẽ bị ngứa cực độ và rất muốn gãi.

Với trẻ sơ sinh, bé sẽ quấy khóc, ưỡn mình, không ngủ ngon giấc. Các mụn nước có thể “di cư” sang các vùng da khác nhau để tạo thành mụn mủ lớn. Một thời gian sau các nốt mụn này sẽ đóng thành vảy khô có màu vàng nâu, nhưng chúng lại không tự bong tróc ra.

viêm da cơ địa ở trẻ

Viêm da cơ địa ở trẻ là hiện tượng rất nhiều trẻ gặp phải

1.2. Giai đoạn bệnh đã trở thành mãn tính

Viêm da cơ địa ở trẻ em trở thành bệnh mãn tính khi các triệu chứng viêm da không khỏi và cứ tái đi thường xuyên. Hiện tượng này càng rõ nét hơn khi có tổn thương rõ ràng ở trên da. Da của bé có thể bị bội nhiễm, xuất hiện các lớp dày sừng và có sự rối loạn sắc tố da.

Ngứa sẽ càng gia tăng nếu trẻ càng gãi. Bên cạnh đó, da cũng sẽ bị khô nứt nẻ và có kèm theo mủ. Nếu không điều trị đúng cách, các vùng da khác cũng sẽ bị rất nhanh chóng và gây tổn thương đến lớp biểu bì trên da của con.

2. Vì sao con bạn bị viêm da cơ địa?

Có 2 nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em.

– Do gen di truyền

Nếu trong gia đình trẻ có thành viên đã từng mắc các bệnh có yếu tố di truyền như viêm xoang, dị ứng thuốc, dị ứng thời tiết, hen, nổi mề đay,…thì khả năng bé nhà bạn cũng rất dễ mắc viêm da cơ dịa. Tỉ lệ sẽ tăng lên đến 60% nếu cả bố lẫn mẹ đều bị viêm da cơ địa.

– Do một số yếu tố môi trường bên ngoài tác động vào.

Các yếu tố môi trường bên ngoài tác động vào như sữa, các món hải sản, thịt bò, thịt gà. Ngoài ra, nếu trẻ tiếp xúc với lông động vật, gia cầm; thì bé cũng dễ dàng bị viêm da cơ địa.

– Có nguyên nhân khác mà ít phụ huynh nào chú ý đến, đó chính là các bạn cho con mặc quần áo có vải len hoặc dạ. Vì các loại vải vóc này làm bít lỗ chân lông, khiến mồ hôi tiết ra không được bay hơi thông thoáng. Sau đó, mồ hôi sẽ kết hợp với vi khuẩn gây nên ổ viêm dưới da.

– Với các bé đang trong giai đoạn mọc răng hay tiêm chủng, việc thay đổi môi trường sống cũng khiến bé mắc phải tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em.

viêm da cơ địa ở trẻ em

Trẻ bị viêm da cơ địa do nguyên nhân gen di truyền chiếm tỉ lệ cao

3. Gợi ý cách chữa trị viêm da cơ địa ở trẻ em

– Dùng kem dưỡng ẩm (loại chuyên dành cho viêm da cơ địa ở trẻ em)

Tuy trên thị trường bày bán rất nhiều sản phẩm kem dưỡng ẩm, nhưng bạn cần lưu ý chọn loại kem hoặc thuốc dưỡng ẩm cho viêm da cơ địa cho bé như Kem EmBé. Kem EmBé là sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và bào chế với 100% thành phần thiên nhiên, không paraben, không corticoid nên đặc biệt an toàn cho làn da trẻ. Với cơ chế tác động bằng công nghệ Nano hiện đại dễ dàng len lỏi sâu vào các tế bào da, tăng khả năng đẩy lùi các tổn thương trên da, giúp da bé giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy. Đồng thời, với các hoạt chất thiên nhiên sẵn có, làn da của trẻ không chỉ hết thâm sẹo mà còn được nuôi dưỡng, tái tạo và bảo vệ tối ưu, tạo điều kiện cho làn da bé luôn khỏe mạnh, hồng hào.

– Dùng thuốc trị viêm da cơ địa ở trẻ em theo chỉ định bác sĩ

Tùy theo mức độ viêm da cơ địa nhiều hay ít, bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bé. Khi bác sĩ đã cho kem bôi, bạn nên bôi cho con mỗi ngày từ 1 đến 2 lần để da của con luôn mềm mại, thuyên giảm tình trạng ngứa ngáy và viêm da.

– Dùng thuốc mỡ kèm theo kháng sinh

Vì thuốc được sản xuất ở nhiều liều lượng khác nhau, bạn nên tuân thủ đúng trên toa của bác sĩ. Nếu không, bạn sẽ gặp phải rủi ro: biến chứng tiềm ẩn có thể bộc phát bất cứ lúc nào trên cơ thể của bé.

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…