Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

9+ Cách trị trẻ bị hăm tã mùa hè cho bé khỏe mẹ vui

9+ Cách trị trẻ bị hăm tã mùa hè cho bé khỏe mẹ vui

Trẻ bị hăm tã mùa hè gây ngứa ngáy, khó chiụ, gây ra những hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mẹ hãy tham khảo ngay những cách trị hăm tã hiệu quả dưới đây để giữ cho bé luôn có làn da khô thoáng và mịn màng nhé!

Xem thêm:

1. 9+ cách trị trẻ bị hăm tã mùa hè

1.1. Các bài thuốc dân gian

1.1.1. Sữa mẹ

  • Sữa mẹ có chứa các kháng thể tự nhiên có thể chống lại bệnh tật mà không gây viêm. Sữa mẹ cũng an toàn và hợp với làn da mỏng manh của trẻ. Do đó, sữa mẹ là một phương thuốc hiệu quả để điều trị hăm tã.
  • Mẹ hãy vắt một ít sữa mẹ và thoa một lớp mỏng vào khu vực trẻ bị hăm tã sau khi đã làm sạch vùng da đó. Đợi cho sữa khô tự nhiên để nó có thể phát huy tác dụng và lau lại bằng nước sạch.

1.1.2. Dùng lá trầu không

Trầu không có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng. Các mẹ dùng lá trầu không chữa trẻ bị hăm tã mùa hè như sau:

  • Lấy 3-4 lá trầu không già đem rửa sạch và vò nát.
  • Cho nước đang sôi vào ngâm cho tới khi nước chỉ còn hơi ấm.
  • Dùng 1 chiếc khăn mềm sạch thấm nước lá trầu không và bôi vào vùng da trẻ bị hăm tã. Để khoảng 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
  • Mẹ cần làm liên tục cách này trong khoảng 1 tuần, mỗi ngày 3 lần để thấy được hiệu quả.
Tắm lá trầu
Tắm lá trầu

1.1.3. Dùng lá khế

Lá khế có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát da và có tính sát khuẩn cao. Mẹ dùng lá khế để chữa hăm tã cho trẻ bằng cách:

  • Lấy một nắm lá khế rửa sạch để ráo nước.
  • Loại bỏ phần cuống lá cứng. Cho lá vào xay với một chút muối để lọc lấy nước, bỏ bã.
  • Vệ sinh sạch vùng da bị hăm tã sau đó lấy tay hoặc một chiếc khăn sạch thấm nước lá khế bôi một lớp mỏng lên.
  • Để cho tới khi nước lá khô lại khoảng 30 phút thì mẹ rửa lại bằng nước sạch.
  • Mẹ nên thực hiện cách này 2-3 lần/ngày, liên tục trong 3-4 ngày để thấy hiệu quả.

1.1.4. Dùng lá trà xanh

Lá trà xanh có tác dụng làm mát da, dịu da. Trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa cao giúp tế bào da nhanh chóng phục hồi. Trà xanh cũng giúp sát khuẩn nhẹ và kháng viêm hiệu quả.

  • Mẹ hãy chọn 1 nắm lá trà xanh tươi, non đem rửa sạch để ráo nước.
  • Cho lá trà xanh vào nồi đun cùng 2l nước.
  • Sau khi sôi, để nước lá nguội tự nhiên.
  • Mẹ làm sạch vùng da bé bị hăm tã sau đó nhúng khăn sạch vào nước lá để lau cho trẻ. Sau đó, mẹ rửa sạch lại với nước sạch và để khô tự nhiên.
  • Mẹ có thể thực hiện lau lá trà xanh cho trẻ 3-4 lần trong ngày, thực hiện liên tục trong 1 tuần.
Tắm lá trà xanh
Tắm lá trà xanh

1.1.5. Dùng lá ổi

Trong lá ổi có chứa tanin pyrogalic có tác dụng chống viêm. Lá ổi cũng giàu chất chống oxy hóa giúp da trẻ nhanh chóng phục hồi vùng bị tổn thương.

  • Mẹ hái một nắm lá ổi non đem rửa sạch.
  • Đun với 2l nước cho tới khi nước chuyển sang màu vàng nhạt.
  • Để nước nguội bớt sau đó mẹ dùng nước lá này lau vùng tã bị hăm cho trẻ. Rửa lại bằng nước sạch.
  • Mẹ nên lau nước lá ổi cho bé 2 lần/ngày và liên tục trong 3-4 ngày.

1.1.6. Dùng cỏ roi ngựa

Cỏ roi ngựa thường được dùng để chữa nổi mụn nhọt, nổi mề đay và hăm tã. Cỏ roi ngựa xuất hiện ở nhiều nơi, mẹ có thể tìm thấy dễ dàng.

  • Lấy cỏ roi ngựa đem rửa sạch và phơi khô.
  • Dùng cỏ roi ngựa đã khô đem đun sôi với 2l nước trong 10 phút.
  • Để nước nguội tự nhiên. Dùng 1 miếng khăn thấm nước và đắp lên vùng da bị hăm tã của trẻ, để khoảng 15-20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Mỗi ngày, mẹ nên làm 2-3 lần để giúp trẻ nhanh hết hăm tã.
Cỏ roi ngựa trị hăm tã ở bé gái
Cỏ roi ngựa trị hăm tã ở bé gái

1.1.7. Dùng cỏ sữa

Cỏ sữa có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và chữa mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài da. Dùng cỏ sữa để trị trẻ bị hăm tã mùa hè:

  • Lấy 5-7 cây cỏ sữa đem rửa sạch để ráo nước.
  • Giã nát chúng với 1 chút muối và lọc phần nước, bỏ bã.
  • Dùng khăn mềm thấm nước cỏ sữa và lau vùng da bị hăm tã của trẻ.
  • Để khô 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
  • Ngày thực hiện 2-3 lần cho tới khi khỏi.

1.1.8. Dùng lá mã đề

Theo Đông y, mã đề có tính hàn, có tác dụng trị mẩn ngứa, mụn nhọt và trị hăm tã hiệu quả.

  • Mẹ lấy 1 nắm lá đề tươi đem rửa sạch ngâm với muối sau đó để ráo nước.
  • Đem mã đề giã nát và lọc lấy nước.
  • Dùng khăn sạch thấm nước lau lên vùng da bị hăm tã.
  • Rửa sạch lại với nước sau 20 phút.
  • Mẹ nên thực hiện 2 lần mỗi ngày cho tới khi trẻ hết hăm tã.
Lá chè xanh giúp trị hăm tả ở trẻ
Lá chè xanh giúp trị hăm tả ở trẻ

1.2. Các loại kem bôi trị trẻ bị hăm tã mùa hè

Các bài thuốc dân gian có ưu điểm là an toàn, lành tính nhưng mẹ sẽ mất nhiều thời gian tìm kiếm và chuẩn bị. Đôi khi, một số trẻ có làn da quá nhạy cảm có thể không thích hợp với các bài thuốc dân gian dẫn đến vết thương bị lan rộng hơn.

Do đó, mẹ có thể cân nhắc sử dụng các loại kem trị hăm cho trẻ. Một số sản phẩm tiêu biểu được bác sĩ và các gia đình tin dùng như là:

1.2.1. Kem EmBé

Kem EmBé là sản phẩm kem bôi ngoài da có tác dụng chữa hăm tã dành riêng cho trẻ nhỏ đã được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn. Kem EmBé chiết xuất 100% từ các thành phần thiên nhiên gồm tinh nghệ Nano Curcumin, tinh chất Cúc La Mã, Vitamin E, dầu hạnh nhân,…

  • Công dụng:
    • Chống viêm hiệu quả và làm dịu vết ngứa ngáy, tái tạo tế bào da, phục hồi nhanh chóng vùng da bị hăm, ngăn ngừa thâm sẹo, giúp làn da luôn mịn màng, trắng hồng.
    • Tác dụng dưỡng ẩm cho da từ tinh dầu hạnh nhân, Lanolin.
    • Giữ cho da luôn mềm mịn, vừa kháng khuẩn nhẹ tạo mảng bảo vệ da an toàn khỏi vi khuẩn.
    • Duy trì độ ẩm và sự mềm mại của làn da, giúp vùng da bị hăm nhanh phục hồi.
    • Nhanh chóng khỏi hăm tã, trả lại làn da mịn màng, trắng hồng.
  • Cách dùng:
    • Làm sạch vùng da bị hăm tã, bôi một lớp mỏng Kem EmBé lên vùng da bị hăm.
    • Nên bôi ngày 2-3 lần.

Kem EmBé không hề chứa Corticoid và Paraben – đảm bảo độ an toàn cao khi sử dụng cho trẻ nhỏ.

Kem EmBé trị trẻ bị hăm tả mùa hè
Kem EmBé trị trẻ bị hăm tã mùa hè

Để mua sản phẩm chính hãng mẹ có thể click vào link bên dưới

Hoặc Xem ngay ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN KEM EM BÉ CHÍNH HÃNG

1.2.2. Kem Chống Hăm Bubchen

  • Sản phẩm có thành phần từ Pathenol, sáp ong, tinh dầu hướng dương, lúa mì, Vitamin E, quả cây Carite. Bubchen có tác dụng:
    • Ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa.
    • Làm sạch da, tái tạo tế bào da.
  • Cách dùng:
    • Thoa kem trực tiếp lên da mà massage cho trẻ.
    • Sử dụng thường xuyên.

1.2.3. Kem chống hăm Sudocrem

Thành phần gồm: Zinc Oxide E.P, Sodium Benzoate, Butylated Hydroxyanisol, Benzyl Alcohol B.P, Sodium Benzoate, Sorbitan Sesquioleate, Propylene Glycol,…

  • Kem Sudocrem có tác dụng:
    • Chống hăm tã cho trẻ.
    • Chữa cháy nắng
    • Dưỡng da.
  • Cách dùng:
    • Bôi một lớp mỏng kem lên vùng da bị hăm tã của trẻ.
    • Bôi lại sau 4 giờ.
Kem chống hăm tã cho trẻ
Kem chống hăm tã cho trẻ

2. Bí quyết giúp trẻ không bị hăm tã vào mùa hè

  • Hạn chế cho trẻ mặc tã: Khi không phải bế trẻ ra ngoài, mẹ nên trải những chiếc chăn mềm mại xuống nền nhà hoặc giường để trẻ vui chơi mà không mặc tã.
  • Lựa chọn chất liệu tã phù hợp: Tã được làm từ nhiều chất liệu đa dạng. mẹ nên tham khảo ý kiến của các gia đình đã sử dụng, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi lựa chọn. mẹ nên chọn loại tã có vải mềm, thấm hút tốt, dịu nhẹ với làn da trẻ sơ sinh. Hoặc chuyển sang vải để xem có giúp ngăn ngừa hăm tã hay không.
  • Thay tã thường xuyên: Khi trẻ làm bẩn hoặc đi vệ sinh trên tã, mẹ cần thay tã mới ngay. Ngay cả khi trẻ không làm bẩn tã, mẹ cũng nên thay định kỳ tã 6h/lần.
  • Hãy nhẹ nhàng khi làm sạch khu vực mặc tã: Mẹ nên sử dụng nước và khăn mềm hoặc khăn lau trẻ em không chứa cồn và hương liệu. Nếu mẹ sử dụng khăn ướt có cồn hoặc làm mạnh tay, vùng da này của trẻ có thể bị kích ứng, trầy xước và khiến tình trạng hăm tã dễ xảy ra hơn.
  • Tắm cho trẻ thường xuyên: Tắm là cách tốt nhất để loại bỏ mồ hôi và giữ cho da bé được sạch sẽ. Mẹ nên sử dụng nước ấm để tắm cho trẻ. Mẹ cũng có thể dùng các loại lá thảo dược có tính mát để đun nước tắm cho trẻ giúp ngăn ngừa hăm tã.
  • Giữ cho da bé luôn mềm mại: Trẻ có làn da khô dễ bị hăm tã hơn. Do đó, mẹ nên thường xuyên dưỡng ẩm vùng da trẻ mặc tã bằng cách dùng dầu dừa, dầu oliu hoặc các loại kem dưỡng da chuyên dụng dành cho trẻ nhỏ.
  • Dưỡng ẩm cho làn da: Một làn da mịn màng, không nứt nẻ không chỉ làm bé cảm thấy thoải mái mà còn ngăn ngừa “cơ hội” tấn công của các yếu tố gây bệnh. Mẹ hãy dùng Kem EmBé hoặc một số loại kem chuyên dụng để giữ cho làn da luôn mịn màng cả ngày.
Bí quyết giúp đề phòng trẻ bị hăm tả mùa hè
Cách giúp trẻ không bị hăm tã trong mùa hè nóng nực

3. Các sai lầm và lưu ý bố mẹ cần tránh khi con bị hăm tã

  • Không dưỡng ẩm cho da: Nhiều bố mẹ cho rằng mùa hè nóng ẩm nên không chú trọng dưỡng ẩm da cho trẻ. Thực tế thì da của trẻ mỏng hơn khiến cho nó dễ bị kích ứng gây ra tình trạng hăm tã. Giữ ẩm thường xuyên là cách tốt nhất để tránh các vấn đề về da. Da khô có thể gây bong tróc và khó chịu.
  • Tắm nước lạnh cho trẻ: Không ít bố mẹ tắm cho trẻ bằng nước lạnh vào mùa hè để làm mát da và tránh hăm tã. Tuy nhiên, đối với một em bé nó có thể hết sức nguy hiểm. Trẻ sơ sinh bị lạnh nhanh hơn nhiều so với người lớn. Tắm nước lạnh có thể làm tăng nguy cơ hạ thân nhiệt. Do đó, trẻ cần được tắm với nước ấm vừa đủ.
  • Tắm quá nhiều: Giữ cho da trẻ được sạch sẽ bằng cách tắm là tốt nhưng không có nghĩa bố mẹ có thể tắm cho trẻ mỗi khi thay tã. Trẻ thường xuyên tiếp xúc với xà phòng và dầu gội có thể làm khô làn da mỏng manh của trẻ và có thể làm tăng nguy cơ mắc hăm tã.
  • Lam dụng bôi phấn rôm cho trẻ: Phấn rôm có thể ngăn ngừa hăm tã nhưng không hiệu quả trong trường hợp trẻ đã bị hăm tã. Phấn rôm có thể kết hợp với mồ hôi của trẻ gây vón cục và bít lỗ chân lông làm da của bé càng bị bí bách.
  • Dùng sản phẩm chống hăm tã chứa chất bảo quản: Những sản phẩm có chất bảo quản có thể gây kích ứng làn da bé và khiến tình trạng hăm tã của bé trầm trọng hơn.
  • Tự điều trị hăm tã cho trẻ khi tình trạng trở nặng: Khi trẻ bị hăm tã dài ngày không khỏi và có các triệu chứng như biếng ăn, thường xuyên quấy khóc, da ửng đỏ rộng, sốt nhẹ,… bố mẹ không nên tiếp tục điều trị tại nhà. Thay vào đó, hãy đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để có cách điều trị hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng.
Lạm dụng phấn rôm khiến tình trạng hăm không đỡ
Lạm dụng phấn rôm khiến tình trạng hăm không đỡ

Trẻ nhỏ có thể bị hăm tã và đó không phải là tình trạng quá đáng lo ngại. Tuy nhiên, không vì vậy mà bố mẹ chủ quan khi trẻ bị hăm tã mùa hè. Cần có cách xử lý và điều trị phù hợp để giúp trẻ không bị khó chịu và hết hăm tã.

 

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…