Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa – Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa – Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa (hay còn gọi là lác sữa) rất phổ biến với trẻ dưới 1 tuổi, theo thống kê có khoảng 20% trẻ sinh ra bị lác sữa. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu những dấu hiệu và nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị chàm sữa.

Bệnh chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi. Đây là tình trạng bệnh bị viêm da mạn tính, không lây lan; thường xảy ra ở bệnh nhi có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng (như bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng, hay chàm thể tạng). Người ta còn gọi chàm sữa là giai đoạn đầu của chàm thể tạng vì nếu tái diễn nhiều lần, bệnh sẽ diễn biến trở thành chàm thể tạng.

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa – Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa – Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra tứ chi và toàn thân mình…Ban đầu bệnh có dấu hiệu bởi những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ đỏ li ti, có thể bị nứt da, rịn nước.

Khi bị bệnh, trẻ sẽ có cảm giác rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, và bú kém. Nhiều trẻ chịu không chịu nổi, thường gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa, vì vậy làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da người bệnh bị chảy máu. Nếu không giữ được vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm trùng, khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều, đồng thời để lại sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của bé sau này.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiện nay chưa xác định một cách chắc chắn. Trên thực tế, bệnh thường gặp ở người có cơ địa dễ dị ứng. Việc cha mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, hay bị dị ứng da, dị ứng thời tiết… thì con cũng rất dễ mắc bệnh.

Bệnh có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố nguy cơ gây bệnh, đó là: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng bắt nguồn từ những thay đổi từ bên ngoài như mạt, ve, con bọ chét, các loại nấm mốc, bụi… thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm, ở chó mèo, động vật. Hoặc có thể trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể. Bệnh cũng có liên quan đến những rối loạn về chuyển hóa, tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), và cách cho bú, nhiễm trùng…

Những yếu tố khiến bệnh nặng thêm

Những yếu tố khiến bệnh chàm sữa ở trẻ nặng thêm
Những yếu tố khiến bệnh chàm sữa ở trẻ nặng thêm

– Các dị ứng nguyên do thức ăn, không khí, hoặc thú nuôi… như đã nói ở trên

– Các chất kích ứng da như: xà bông, bột giặt, các loại thuốc tẩy, vải len, và khói thuốc…

– Khí hậu, thời tiết: nóng, lạnh hay da khô do tắm rửa lâu, nhiều lần.

– Bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi.

– Do tiêm phòng, đặc biệt là tiêm phòng đậu mùa.

Thông thường khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa, bệnh sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi sau 2 tuổi. Nếu sau 2 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển và trở thành chàm thể tạng thì các mẹ cần cho trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…