Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Trẻ sơ sinh bị khô da: Mách mẹ nguyên nhân và cách phòng tránh

Trẻ sơ sinh bị khô da: Mách mẹ nguyên nhân và cách phòng tránh

Vẫn biết rằng làn da con vốn mỏng manh, nhạy cảm, đã cố hết sức cẩn thận khi chăm sóc nhưng tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da vẫn mãi không được cải thiện khiến mẹ không khỏi xót xa. Vậy nguyên nhân do đâu khiến làn da con vẫn mãi khô? Mách mẹ 4 nguyên nhân và cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị khô da hiệu quả nhất nhé!

  1. Bốn kẻ thù lớn khiến trẻ sơ sinh bị khô da

  • Do kết cấu sinh học của làn da bé:

Trẻ nhỏ, nhất là các trẻ trong khoảng từ 1 đến 4 tuổi  có cấu trúc làn da mỏng manh hơn rất nhiều so với người trưởng thành: Lớp thượng bì chưa hình thành.

  • Do thời tiết nước ta vốn thay đổi thất thường:

Khí hậu nước ta là điển hình cho kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu nên thời tiết thường xuyên biến đổi thất thường. Làn da lại nằm ngoài có nhiệm vụ bao bọc, bảo vệ toàn bộ cơ thể đương nhiên sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Vào mùa đông, sự chênh lệnh nhiệt độ và thiếu ẩm trong không khí kéo dài ảnh hưởng không tốt đến làn da trẻ.

Thời tiết nắng gió gay gắt, mưa nhiều cũng khiến trẻ sơ sinh bị khô da ngày càng trầm trọng.

  • Chế độ chăm sóc hằng ngày cho trẻ.

Ngoài ra, một số yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc, vệ sinh hằng ngày cho con: loại bột giặt mẹ dùng, chất liệu quần áo mẹ cho bé mặc, tần suất và thời gian tắm, việc dùng máy sưởi vào mùa đông… nếu lựa chọn không thích hợp cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị khô da.

  • Sử dụng bừa bãi các loại kem bôi, massage cho bé

Một trong những lý do dễ gây kích ứng nhất là kem và dầu massage cho bé. Không bao giờ được sử dụng kem thoa của người lớn mà thoa cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Hãy đảm bảo dầu thoa cho bé có thành phần 100% thiên nhiên, không hóa chất và phù hợp với làn da của bé.

  1. Mách mẹ cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị khô da hiệu quả

Hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng làn da con khô nứt lâu ngày không khỏi, có lẽ phần nào các mẹ cũng hiểu rằng phòng ngừa khô da cho con, việc quan trọng nhất vẫn là thay đổi chế độ chăm sóc con hằng ngày cho khoa học. Cụ thể:

  1. Khi tắm cho con, nên tránh:

  • Sử dụng bông tắm vì dùng bông tắm sẽ khiến trẻ sơ sinh bị khô da ngày càng nặng.

– Chỉ sử dụng sữa tắm organic dành cho bé, không SLES (Chất tẩy rửa) vì có thể gây kích ứng da bé.

– Không tắm cho bé trong nước quá nóng, không tắm quá nhiều lần, mỗi lần cũng không nên tắm quá lâu (tối đa chỉ tắm 10 phút nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da nặng)

  1. Sau khi tắm:

Sau khi tắm, mẹ nên thoa thêm kem làm dịu và dưỡng ẩm cho bé ngay lập tức. Mặc quần áo mềm mại, tránh các loại vải quá nhiều nilon gây bí da sẽ khiến bé khó chịu, tình trạng khô da càng nặng.

Đặc biệt có một số mẹ dù tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da rất nặng nhưng vẫn ngại sử dụng các loại kem bôi cho con vì lo sợ làn da nhạy cảm của con bị kích ứng bởi chất hóa học có hại trong các loại kem bôi. Hậu quả là da con càng ngày càng khô, con càng ngày càng khó chịu mà mẹ vẫn không biết phải làm thế nào!

Trên thực tế, việc sử dụng các loại kem bôi giúp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da được các bác sĩ khuyến khích bởi các dưỡng chất có lợi trong kem sẽ giúp bé hồi phục da nhanh hơn, làm da bé bớt mẫn cảm với các nguyên nhân gây ra khô da hơn: thời tiết, thói quen sinh hoạt…Tuy nhiên mẹ nên lựa chọn loại kem có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa các chất có hại cho da con. Còn để biết chất nào có hại thì mẹ chỉ cần đọc kỹ thành phần của thuốc rồi kiểm tra lại chất ấy trên google là được. Chúc các mẹ thành công!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…