Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Trẻ sơ sinh bị lác sữa: mẹ cần phải làm gì?

Trẻ sơ sinh bị lác sữa: mẹ cần phải làm gì?

Trẻ sơ sinh bị lác sữa là hiện tượng khá phổ biến, lác sữa hay còn gọi là chàm sữa thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Thông thường bệnh sẽ giảm dần sau khi bé được hai tuổi, song cũng có thể diễn biến thành chàm thể tạng. Khi đó bệnh sẽ trở nên khó chữa. Vậy khi trẻ sơ sinh bị lác sữa, mẹ cần làm gì? Các mẹ hãy tham khảo thông tin dưới đây nhé!

Vì đâu trẻ sơ sinh bị lác sữa?

Nguyên nhân gây ra bệnh lác sữa ở bé có khá nhiều. Thường là do cơ địa dễ dị ứng và liên quan tới yếu tố di truyền. Những bé có cha mẹ hay bị các bệnh dị ứng như hen suyễn, dị ứng thời tiết, mề đay…thì có nguy cơ bị lác sữa cao hơn.

Bệnh lác sữa là sự phối hợp giữa cơ địa dị ứng và các tác nhân gây dị ứng như thức ăn, thời tiết, nhiễm trùng; các loại kí sinh như chấy rận, bọ chét có trong chăn ga, gối hay chó mèo. Ngoài ra, các mẹ biết không, một số yếu tố sẽ làm cho tình trạng chàm sữa trở nên trầm trọng đấy, như là: khí hậu lạnh và khô; tiếp xúc với các chất gây kích ứng da như xà phòng, xà bông…; tiêm phòng (đặc biệt là tiêm phòng thủy đậu)

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị lác sữa

Trẻ sơ sinh bị lác sữa: mẹ cần phải làm gì?
Trẻ sơ sinh bị lác sữa: mẹ cần phải làm gì?

Các mẹ hãy lưu ý ngay những dấu hiệu sau nhé

  • Da bé xuất hiện những mảng mẩn đỏ và khô chủ yếu ở các vùng da gập như cổ, khủy tay, sau đầu gối, mắt cá…
  • Khi mẹ sờ vào sẽ cảm thấy thô ráp và có những vảy nhỏ li ti, vùng da bị khô và kéo căng.
  • Bé của bạn có thể sẽ kèm theo các dấu hiệu như viêm mũi hay hen suyễn.
  • Bé trằn trọc khó ngủ và thường đưa tay để vơ gãi.

Khi mẹ thấy các dấu  hiệu như trên là bé đã mắc lác sữa rồi đấy. Bé sẽ rất ngứa ngáy khó chịu thậm chí là quấy khóc khi ngứa nhiều.

Mẹ cần làm gì khi bé bị lác sữa?

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị lác sữa
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị lác sữa

Khi bé bị bệnh tốt nhất mẹ hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và bôi các loại thuốc phù hợp cho bé.

Tuy vậy mẹ cũng cần phải chăm sóc bé bằng một chế độ đặc biệt như dưới đây để vừa phòng và chữa lác sữa cho bé hiệu quả nhé!

  • Điều đầu tiên mẹ cần làm là hãy chăm sóc da bé thật tốt bằng cách: tắm rửa sạch sẽ nhưng không nên tắm bằng nước quá nóng và dùng các loại sữa tắm có thể gây khô da bé. Lau khô bé bằng các loại khăn cotton mềm.
  • Nên dưỡng ẩm cho da bé bằng các loại kem phù hợp đặc biệt là mùa đông khi khí hậu khô lạnh.
  • Nếu có thể mẹ hãy điều chỉnh độ ẩm trong phòng cho phù hợp.
  • Mẹ nhớ cắt móng tay hoặc đeo bao tay cho bé để tránh bé cào xước da.
  • Để bé tránh xa các tác nhân dễ gây dị ứng như chó mèo, bụi bặm. Mẹ nên dọn phòng thường xuyên; hút bụi và giữ cho không khí phòng được thoáng đãng.
  • Với quần áo của bé: mẹ nhớ là hãy cho bé mặc quần áo bằng chất liệu cotton nhé. Giặt thật kĩ cho hết xà phòng và có thể dùng nước xả để vải được mềm mại hơn.
  • Có gắng cho bé duy trì bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Chỉ cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng và khi cho bé ăn thức ăn mới cần phải ăn ít một để thử xem bé có bị dị ứng không đã mẹ nhé.

Như vậy khi trẻ sơ sinh bị lác sữa, các mẹ nhớ hãy chăm sóc da thật tốt cho bé yêu, để bé tránh xa những tác nhân gây dị ứng. Phối hợp sử dụng bôi thuốc là mẹ có thể hoàn toàn yên tâm rằng bé sẽ nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh khó chịu này rồi.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…