Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ cần phải làm gì?

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ cần phải làm gì?

Thời tiết nóng ẩm ngày hè dễ khiến trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ. Những nốt mụn khiến bé ngứa ngáy, khó ngủ và quấy khóc. Vậy ba mẹ nên làm gì để phòng tránh tình trạng trên?

Xem thêm:

1. Triệu chứng và nguyên nhân của trẻ bị muỗi đốt mưng mủ

Việc muỗi đốt và có dấu hiệu hơi sưng, đỏ ở vùng da bị đốt ở trẻ em là điều khá bình thường mà các bé thường mắc phải. Khi bị muỗi đốt bé hay quấy khóc và không chịu nằm yên. Các vết muỗi đốt thường gây ngứa ngáy khiến bé bứt rứt khó chịu. Trên da bé sẽ mau chóng xuất hiện các nốt đỏ hơi sưng lên so với bề mặt da.

Sự vận động khiến da bé va chạm với các sợi quần áo, hoặc sợi lông của khăn làm da bị xây xát. Cùng với tác động của bụi bẩn, không khí bên ngoài, các vết muỗi đốt không được xử lý kịp sẽ mưng mủ càng khiến bé khó chịu và ngứa hơn.

Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ
Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ

Tuy nhiên, mẹ cần phải xác định xem bé bị mưng mủ là do muỗi cắn hay côn trùng cắn. Các vết đốt của côn trùng được chia làm hai loại có độc và vô hại. Các vết đốt có độc thường do ong, kiến ba khoang, rệp còn vô hại thì thường do muỗi đốt. Cần phân biệt điều này để tránh nhầm lẫn và có phương pháp điều trị tốt hơn.

Với một số vết đốt của các loại côn trùng như ong, ruồi bạn thường thấy sẽ có một nốt chấm nhỏ ở giữa vết đốt chính là nơi chúng châm kim vào. Với ong thì bạn có thể nhận thấy ngòi ong được ghim vào khá rõ ràng.

Vết rệp đốt cũng sưng đỏ như muỗi đốt nhưng nó thường tạo ra thành các đường ngắn liền nhau trên da. Vết bọ ve đốt thường có màu đỏ hơi thẫm, không sưng quá nhiều. Vết muỗi cắn và bọ chét cắn khiến chúng ta thường nhầm lẫn vì khá giống nhau. Tuy nhiên nọc của bọ chét cắn lại khá nguy hiểm và có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm.

Vết muỗi cắn sẽ thường xảy ra ở trên mặt của em bé vì vùng da này khá mỏng và các vùng thường dễ để lộ ra như tay, chân. Vết muỗi đốt cũng thường xẹp nhanh hơn các vết côn trùng khác. Vì vậy cảm thấy các vết đốt của bé sưng tấy quá lâu, có dấu hiệu bất thường hãy đến ngay phòng khám gần nhất để hỏi các bác sĩ chuyên môn.

Vết muỗi cắn thường ở trên mặt của bé
Vết muỗi cắn thường ở trên mặt của bé

2. Trẻ bị muỗi đốt mưng mủ lâu ngày có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ lâu ngày rất nguy hiểm. Các vết đốt lúc này có nguy cơ bị viêm nhiễm rất cao, nhất là khi nó bị vỡ tạo ra các vết đốt hở miệng trên da. Các virut mầm bệnh có thể nhân cơ hội này xâm nhập vào cơ thể khiến bé bị cảm sốt hay mắc các bệnh khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ

3.1. Làm sạch vùng da tổn thương

Mẹ cần giữ cho vùng da xung quanh vết mưng mủ của bé luôn được sạch sẽ. Có thể dùng dầu dừa thoa nhẹ nhàng xung quanh để vệ sinh và phòng chống viêm nhiễm cho vết đốt.

Mẹ chú ý tránh chọc vỡ các mủ làm tăng khả năng viêm nhiễm hơn. Dùng các miếng gạc bông sạch che đi vết mưng mủ để nó không bị các tác nhân như bụi bẩn xâm nhập gây nhiễm trùng và dễ mắc bệnh hơn.

3.2. Tắm rửa, vệ sinh bé sạch sẽ

Khi tắm cho trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ, mẹ cũng nên nhẹ nhàng, tránh kỳ mạnh tay gây vỡ mủ. Hạn chế tắm cùng các sản phẩm có xà phòng để làm xót da, dễ nhiễm trùng.

Mẹ có thể sử dụng một vài giọt dầu dừa pha cùng nước ấm để tắm sẽ giúp da bé sạch và mịn màng, hạn chế viêm nhiễm. Tay bé cũng nên được rửa và vệ sinh kỹ lưỡng để hạn chế việc bé chạm vào vùng bị mưng mủ làm tăng khả năng viêm nhiễm hơn.

Nếu vết mủ bị vỡ, mẹ nên nhanh chóng làm sạch da, đưa bé ở phòng thoáng mát, dễ chịu, hạn chế vận động gây mồ hôi khiến bé ngứa rát, khó chịu hơn.

Cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ
Cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ

3.3. Giúp ngăn ngừa viêm sưng

Khi bị muỗi đốt ai cũng sẽ cảm thấy bị ngứa ngáy khó chịu và đưa tay gãi. Với trẻ sơ sinh ít tháng tuổi thì bé tuy chưa thể gãi nhưng sẽ cựa quậy khắp người để bớt cảm giác ngứa. Điều này có thể khiến các vết mưng mủ bị xây xát và vỡ, nhất là khi mặc các bộ đồ có vải cứng, nhiều sợi vải bị xơ ra.

Mẹ có thể hạn chế tình trạng này bằng cách dùng các loại kem thôi ngoài da cho bé. Mẹ nên chọn sản phẩm có Nano Curcumin (tinh nghệ nano), tinh chất Cúc la mã, Vitamin E, Kẽm Oxyd, Allantoin, D-Panthenol… Vì đây là những thành phần từ thiên nhiên, lành tính và an toàn. Sản phẩm sẽ làm dịu cơn ngứa và cảm giác khó chịu, hạn chế viêm nhiễm, vết sưng mau lành và ít để lại sẹo trên da.

3.4. Ngăn ngừa vết sẹo khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ

Dù các vết ngứa đã xẹp xuống nhưng nếu mẹ không biết xử lý đúng cách thì có thể để lại sẹo thâm trên da bé vô cùng xấu xí. Bên cạnh các loại kem bôi giảm viêm nhiễm bạn cần sử dụng thêm sản phẩm tránh để lại sẹo. Đừng quên mua các sản phẩm chất lượng chính hãng, không có paraben, corticoid để không gây dị ứng hay tổn hại cho làn da mỏng manh của bé.

4. Cách phòng tránh để trẻ không bị mưng mủ

Cách phòng tránh trẻ bị mưng mủ khi bị muỗi đốt
Cách phòng tránh trẻ bị mưng mủ khi bị muỗi đốt
  • Không để bé gãi vào vùng bị ngứa: Khi bé bị muỗi đốt, mẹ cần xử lý ngay bằng cách vệ thân thể sạch sẽ rồi bôi thuốc hoặc các loại dầu dừa để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng bé gãi vào cùng bị muỗi đốt gây viêm nhiễm, sưng tấy và mưng mủ.
  • Làm giảm kích ứng da, giảm ngứa cho trẻ: Mẹ có thể làm dịu vết muỗi đốt cho trẻ bằng các sản phẩm tự nhiên như nha đam, hay khoai tây. Chỉ cần đắp một lát mỏng vào các vết đốt sẽ giúp da bé được làm mát, dịu hẳn cơn ngứa. Dầu dừa và đá lạnh cũng là một phương pháp rất hiệu quả để làm giảm kích ứng da khi bé bị muỗi đốt.
  • Nếu trong nhà bạn không kịp chuẩn bị những thứ trên thì có thể sử dụng kem đánh răng. Thoa một ít kem đánh răng vào các vết côn trùng đốt như ong, muỗi sẽ giúp vết đốt mau xẹp và không bị ngứa.
  • Giữ chỗ ở sạch sẽ để tránh muỗi : Muỗi thường tập trung ở khu vực tối, rập rạp hay có quá nhiều đồ trong phòng, các hang hốc. Vì vậy mẹ có thể hạn chế tình trạng bị muỗi đốt bằng cách để bé ở các phòng thoáng mát, ít đồ đạc, không có nhiều quần áo để tránh làm chỗ trú ẩn cho muỗi.

Trên thị trường hiện nay có bán một số loại đèn tinh dầu giúp thơm phòng, tránh muỗi, không gây hại cho trẻ mà mẹ có thể sử dụng.

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể để lại những vết sẹo xấu xí trên da nếu mẹ không biết cách xử lý. Mẹ hãy lưu ý để bảo vệ làn da của bé luôn hồng hào, mịn màng mỗi ngày.

 

[Hỏi]

Sau khi sinh bé một tháng tôi đã đưa bé về quê để tiện chăm sóc, tuy nhiên do nhà gần sông nên khá nhiều muỗi nhưng vì bé còn nhỏ nên không thể sử dụng các loại thuốc xịt. Các vết muỗi đốt của bé hiện đang bị sưng tấy và có dấu hiệu mưng mủ khiến tôi rất lo lắng. Rất mong các chuyên viên tư vấn giúp tôi biết khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ cần phải làm gì? Xin cảm ơn

Mẹ Cúc (Hà Nam)

[Đáp]

Ts.Bs Nguyễn Như Lan (Viện dinh dưỡng Trung ương)

Những vết mưng mủ sẽ không đáng lo ngại nếu bố mẹ biết cách điều trị và phòng tránh kịp thời.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…