Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Trị bị hăm ở vùng kín: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trị bị hăm ở vùng kín: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Hăm là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh (độ tuổi dao động từ 0-24 tháng tuổi). Và vị trí thường dễ bị hăm nhất phải kể đến là vùng kín (cơ quan sinh dục) của bé, trong đó tỷ lệ bé gái bị hăm vùng kín thường cao hơn so với bé trai. Vậy làm thế nào để trị khi trẻ bị hăm ở vùng kín? Để nắm được điều này, các mẹ nên tham khảo bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm ở vùng kín

Các chuyên gia cho rằng làn da của trẻ rất mỏng và non nớt, nên nếu như thường xuyên phải tiếp xúc với các enzyme có trong phân và nước tiểu do không thay bỉm tã thường xuyên sẽ dễ dàng khiến cho da trẻ, nhất là bộ phận sinh dục bị nổi mẩn đỏ và đau rát.

Theo nghiên cứu có khoảng 30% trẻ bị viêm da là do hăm tã, đặc biệt có khoảng 80% các bà mẹ mắc sai lầm khi dùng tã cho con, bao gồm cả tã giấy tã vải). Đặc biệt vùng kín của các bé lại là nơi tiếp xúc nhiều nhất với nước tiểu và phân, do đó rất dễ bị viêm nhiễm. Nhất là với bé gái do vùng kín giáp với hậu môn nên dễ bị vi khuẩn lây lan từ hậu môn lên nếu không chú ý vệ sinh tốt.

trẻ bị hăm ở vùng kín

2. Triệu chứng trẻ bị hăm ở vùng kín

Trẻ bị hăm ở vùng kín thường có triệu chứng như cơ quan sinh dục đỏ ửng, bé thường xuyên quấy khóc và khó chịu, vùng kín mọc nhiều các mụn đỏ nhỏ li ti…Nếu trẻ bị hăm ở vùng kín kéo dài sẽ gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng, thậm chí còn gây viêm đường tiết niệu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau của trẻ. Chính vì thế nếu nhận thấy các dấu hiệu trên thì chắc chắn bé đã bị hăm và bạn nên tiến hành can thiệp kịp thời.

3. Cách điều trị khi trẻ bị hăm ở vùng kín

– Đầu tiên khi phát hiện ra trẻ bị hăm ở vùng kín thì các mẹ cần chú ý vệ sinh tốt vùng kín cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ vùng kín thường xuyên. Tuy nhiên bạn cũng cần biết cách vệ sinh nếu không sẽ khiến trẻ bị đau và trầy xước vùng kín, nhất là với các bé gái. Cụ thể:

+ Mẹ nên dùng khăn mềm sạch, vắt qua với nước ấm rồi lau nhẹ nhàng vùng kín của trẻ từ trước ra sau, không được lau từ sau về trước bởi như vậy sẽ dễ kéo vi khuẩn từ hậu môn lên khiến bệnh càng trở nên nặng hơn.

+ Trong khi vệ sinh thì mẹ chỉ cần lau nhẹ nhàng bên ngoài cơ quan sinh dục, không được thụt tay vào bên trong vùng kín trẻ, không được chà xát quá mạnh, chỉ lau ở vùng nhìn thấy bằng mắt thường nhằm tránh gây đau cho trẻ.

+ Nên chú ý lau như vậy ít nhất 3 lần/ngày, có thể dùng khăn mềm khô lau lại lần nữa để giúp vùng kín khô thoáng, với bé gái có thể vệ sinh nhiều hơn.

– Bên cạnh đó các mẹ có thể sử dụng các loại lá thảo dược tự nhiên để tắm trẻ bị hăm ở cùng kín như lá trà xanh, lá trầu không, búp ổi non, nụ vối, lá mã đề… nhằm mục đích diệt vi khuẩn. Sau khi tắm xong cũng cần phải lau thật khô người và vùng kín.

– Khi trẻ bị hăm ở vùng kín thì tuyệt đối không được phép sử dụng xà phòng hoặc các chất dung dịch vệ sinh để rửa ráy vùng kín bởi khi bị hăm thì bất cứ tác động nào cũng có thể khiến hăm nặng hơn, nhất là nếu xà phòng có chứa hóa chất.

– Đảm bảo vùng kín của bé luôn được khô thoáng, phải thay tã bỉm thường xuyên, đối với trẻ đi bỉm thì cứ 3-4 tiếng phải thay 1 lần dù đã đầy hay chưa, còn trẻ sơ sinh đi tã thì 30 phút đến 1 tiếng phải kiểm tra để thay kịp thời, tránh để nước tiểu thấm vào vùng kín.

– Không nên quấn tã quá chặt, đặc biệt nên chọn loại tã chất lượng tốt, mềm mại và có khả năng thấm hút tốt, tránh trào ngược.

– Ngoài ra nếu như vùng kín của trẻ mà bị hăm nặng, có dấu hiệu chảy nhiều mủ kèm theo mùi hôi khó chịu thì cần đưa trẻ tới gặp bác sỹ chuyên khoa để được điều trị hiệu quả.

cần thay tã thường xuyên khi trẻ bị hăm ở vùng kín

Cần thường xuyên thay tã khi trẻ bị hăm ở vùng kín

4. Sử dụng kem trị hăm được bào chế từ thiên nhiên

Trong thời gian gần đây rất nhiều mẹ đã truyền tai nhau sử dụng sản phẩm Kem EmBé. Đây là sản phẩm dưỡng da em bé chuyên biệt đầu tiên có chứa nano curcumin  tinh chất nghệ siêu hấp thu, thẩm thấu nhanh, an toàn, dịu nhẹ cho làn da nhạy cảm của bé. Cơ chế tác động của Kem EmBé được bào chế bằng công nghệ Nano hiện đại dễ dàng len lỏi sâu vào các tế bào da, tăng khả năng đẩy lùi các tổn thương trên da, giúp da bé giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy. Đồng thời, với các hoạt chất thiên nhiên sẵn có trong Kem EmBé, làn da của trẻ không chỉ hết thâm sẹo mà còn được nuôi dưỡng, tái tạo và bảo vệ tối ưu, tạo điều kiện cho làn da bé luôn khỏe mạnh, hồng hào.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…