Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Trị hăm tã bằng trà xanh hiệu quả và an toàn cho bé

Trị hăm tã bằng trà xanh hiệu quả và an toàn cho bé

Trị hăm tã bằng trà xanh là cách làm vừa đơn giản vừa hiệu quả giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng hăm tã. Vậy cách thực hiện đúng là như thế nào? Các mẹ hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

1. Tác dụng của lá trà xanh với việc trị hăm tã

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Da liễu Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu kết luận rằng trà xanh mang lại nhiều tác dụng tốt cho làn da. Trị hăm tã bằng trà xanh ở trẻ đạt hiệu quả là nhờ vào:

  • Chất chống oxy hóa bảo vệ và chữa lành: Trà xanh chứa chất chống oxy hóa như carotenoids, tocopherols và Vitamin C có tác dụng bảo vệ da khỏi quá trình oxy hóa từ các tác động của ánh nắng, bụi bẩn, hóa chất hoặc từ việc ăn uống.
  • Chứa Catechin chống viêm và tiêu diệt vi khuẩn: Các catechin EGCG và ECG trong trà xanh xâm nhập vào màng tế bào của nhiều loại vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Trà xanh chứa nhiều dưỡng chất tốt cho làn da

  • Chứa Tanin hoạt động như một chất làm se: Trẻ bị hăm tã làm lớp ngoài của da bị sưng lên. Các tanin trong trà xanh hoạt động như một chất làm se giúp giảm sự bùng phát và ngăn chặn vi khuẩn và vi rút xâm nhập.
  • Chứa Steroid làm giảm tổn thương da: Trà xanh chứa 2 loại steroid là stigmasterol và-sitosterol có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa và cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thương da do hăm tã gây ra.
  • Hợp chất bảo vệ chống lại virus: Khi làn da của trẻ bị viêm và dễ bị nhiễm trùng, khả năng bảo vệ chống lại nhiễm virus của EGCG trong trà xanh là vô giá.
  • Axit Glutamic có thể giúp ngăn ngừa bùng phát: Khi bổ sung glutamic từ trà xanh, tình trạng hăm tã có thể được cải thiện và biến mất, đồng thời hạn chế tái phát trở lại.
Trị hăm tã bằng lá trà xanh
Trị hăm tã bằng lá trà xanh

2. Các cách trị hăm tã bằng trà xanh

2.1. Sử dụng trà xanh nấu nước trị hăm tã

Trên Tạp chí Mycobiology – 2012, các nhà nghiên cứu khẳng định liệu pháp tắm với chiết xuất trà xanh có thể là một phương pháp an toàn và hiệu quả để trị hăm tã cho trẻ.

Cách nấu nước tắm trà xanh:

  • Mẹ sử dụng 100g lá trà xanh tươi, chọn những lá bánh tẻ, không bị sâu. Đem lá rửa sạch vò nát nhẹ.
  • Cho lá vào nồi đun cùng 2l nước. Tới khi nước sôi thì mẹ tắt lửa, để lá trong nồi cho nước nguội tự nhiên.
  • Mẹ vớt bỏ xác lá trà xanh ra và sử dụng nước để tắm cho trẻ.

Cách tắm cho trẻ:

  • Sử dụng nước lá trà tắm cho trẻ khi nước còn ấm.
  • Mẹ dùng một chiếc khăn sạch, mềm nhúng vào nước lá trà và lau toàn bộ người cho trẻ. Mẹ cũng có thể để bé ngồi vào trong thau nước, vớt nước lên làm ướt toàn bộ người bé.
  • Sau khi tắm nước lá trà xanh xong, mẹ tắm lại cho bé bằng nước sạch. Lau khô người cho bé rồi mới mặc quần áo.
Cách tắm cho trẻ bằng lá trà xanh
Tắm cho bé bằng nước lá trà xanh 1 lần/ngày

2.2. Trị hăm tã bằng trà xanh phơi khô

Mẹ có thể sử dụng các loại túi trà lọc không có chứa đường hoặc hương liệu. Nếu không có sẵn, mẹ có thể tự làm bằng cách:

  • Chuẩn bị những chiếc túi từ vải xô trắng có kích thước 5x7cm.
  • Dùng lá trà xanh phơi khô nghiền thành bột mịn.
  • Cho bột trà xanh khô vào túi, khâu miệng túi lại.

Cách thực hiện:

  • Mẹ sử dụng những chiếc túi chứa lá trà xanh khô này cho vào trong tã, bỉm của trẻ.
  • Sau 2-3h, mẹ bỏ túi trà xanh ra và thay bằng túi khác.
Sử dụng trà xanh phơi khô giúp trị hăm tã hiệu quả
Sử dụng trà xanh phơi khô giúp trị hăm tã hiệu quả

3. Thời gian sử dụng

Với cách trị hăm tã bằng trà xanh, mẹ có thể sử dụng lá trà làm nước tắm hàng ngày để nhanh chóng thấy được tác dụng.

Khi sử dụng túi trà khô, mẹ có thể dùng cho tới khi trẻ hết hăm tã. Tốt nhất là mẹ nên kết hợp sử dụng hai phương pháp này để tăng cường những tác dụng tốt của trà xanh và giúp quá trình điều trị hăm tã của trẻ không kéo dài.

4. Lưu ý khi trị hăm tã bằng trà xanh

Trà xanh mang lại nhiều tác dụng tốt cho trẻ bị hăm tã. Tuy nhiên, các tác dụng đó chỉ thực sự phát huy nếu được sử dụng đúng cách. Một số lưu ý khi mẹ trị hăm tã bằng lá trà xanh cho bé là:

  • Lựa chọn lá có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật, rửa sạch và loại bỏ những lá bẩn, thối, nát, úa, héo.
  • Lá trà xanh có thể làm bé xót, rát. Nhiều trẻ cũng có thể bị dị ứng lá trà xanh. Mẹ nên dùng thử cho trẻ ở 1 vùng da nhỏ trước khi dùng lên vùng da bị hăm tã. Trẻ nhỏ dưới ba tháng tuổi không nên dùng lá trà xanh.
  • Kiểm tra tã bé đang sử dụng có phù hợp với trẻ không. Nếu trẻ bị hăm tã vì dị ứng tã, mẹ cần đổi ngay loại tã đang sử dụng cho trẻ sang loại khác.
  • Giữ vị trị bị hăm tã của trẻ khô thoáng. Mẹ nên thay tã cho trẻ thường xuyên, hạn chế thời gian mặc tã để da trẻ không bị bí bách.
  • Sau thời gian sử dụng trà xanh trị hăm tã nếu trẻ không khỏi hoặc có biến chứng nên đưa bé đi khám bác sỹ để có phương án điều trị phù hợp hơn.
  • Kết hợp sử dụng kem bôi thảo dược như Kem EmBé để tăng hiệu quả. Kem EmBé không chứa corticoid và paraben nên an toàn cho bé trong mọi độ tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Tác dụng ngăn ngừa thâm sẹo, làm dịu nhanh chóng những tổn thương trên da.
Kem EmBé giúp trị hăm tã ở trẻ hiệu quả
Kem EmBé giúp trị hăm tã ở trẻ hiệu quả

Trị hăm tã bằng trà xanh có thể mang tới 1 số lợi ích tích cực. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng phương pháp này khi tình trạng hăm tã còn nhẹ. Trường hợp hăm tã từ vừa đến nặng, mẹ nên đưa trẻ đi bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ qua website Kemembe.com hoặc hotline : 1800.8179

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…