Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Trị hăm tã – 3 phương pháp hiệu quả nhất cha mẹ nên tham khảo

Trị hăm tã – 3 phương pháp hiệu quả nhất cha mẹ nên tham khảo

Mặc dù hăm tã là hiện tượng khá phổ biến nhưng không có nghĩa là bé yêu của bạn cũng phải chịu những mẩn ngứa kéo dài này. Với 3 cách trị hăm tã hiệu quả nhất dưới đây, bạn sẽ không còn lo lắng hăm tã làm phiền bé yêu của mình nữa.

1. Các phương pháp điều trị hăm tã

Có rất nhiều phương pháp giúp mẹ đánh bay hăm tã ở trẻ. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất được sử dụng, mẹ có thể tham khảo để điều trị hăm ở trẻ nhỏ

1.1. Cách điều trị dân gian

Các phương pháp dân gian điều trị hăm tã có những ưu điểm là dễ kiếm được nguyên liệu trong vườn nhà hoặc tìm mua với chi phí thấp. Tuy nhiên, thời gian tác động chậm và khó có thể điều trị triệt để, sau 1 thời gian điều trị nhất định mới mang lại hiệu quả rõ ràng.

Hình ảnh hăm tã ở trẻ
Hăm tã gây rát ra, mẩn ngứa

1.1.1. Sử dụng dầu dừa

Công dụng: Dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm tự nhiên sẽ giúp làn da bé trở nên mềm mại. Trong dầu dừa còn chứa Vitamin E, axit béo, tinh dầu có khả năng sát trùng, chống viêm và tác động giảm đau

Cách dùng:

  • Mẹ sử dụng dầu dừa nguyên chất massage nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm tã của trẻ khoảng 3 phút
  • Sau đó để trong 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm sạch.
  • Mỗi ngày, mẹ nên bôi dầu dừa cho bé 2 lần và liên tục trong 1 tuần để thấy được hiệu quả.

Lưu ý: Mẹ nên trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa nguyên chất và dùng dạng lỏng chứ không nên dùng dạng sáp. Đối với trị hăm tã cho trẻ sơ sinh, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc dân gian

Trị hăm tã cho trẻ bằng dầu dừa
Cách trị hăm tã nhanh nhất cho trẻ bằng dầu dừa

1.1.2. Sử dụng sữa mẹ

Công dụng: Sữa mẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng và rất sạch nếu sử dụng ngay sau khi mẹ lấy ra. Sữa mẹ còn có chứa nhiều chất kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên, giúp làm sạch da và giúp duy trì độ ẩm cho da bé.

Cách dùng:

  • Mẹ hãy thoa đều một ít sữa lên vùng da bị hăm tã của bé, để khô tự nhiên sau đó mặc tã mới cho bé.
  • Mỗi ngày, mẹ có thể áp dụng cách này từ 2-3 lần và làm liên tục trong 1 tuần.

Lưu ý: Trước khi áp dụng cách trị hăm tã bé, mẹ nên thử trước ở 1 vùng da nhỏ trước khi bôi lên vùng da bị hăm tã để đảm bảo bé không bị dị ứng.

Nhẹ nhàng thoa sữa mẹ lên vùng da bị hăm
Nhẹ nhàng thoa sữa mẹ lên vùng da bị hăm

1.1.3. Trị hăm tã bằng lá trầu không

Lá trầu không từ lâu đã được sử dụng phổ biến để chữa cách bệnh ngoài da hiệu quả

Công dụng:

  • Trong lá trầu không có chứa tinh dầu có hoạt tính kháng khuẩn mạnh sẽ ngay lập tức ức chế sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại.
  • Sử dụng lá trầu không cũng giúp làm các vết trợt có trên da mau khô hơn.

Cách dùng:

  • Mẹ sử dụng khoảng 3-4 lá trầu không già rửa sạch đun cùng 1,5l nước.
  • Để nước nguội tự nhiên sau đó dùng nước lá trầu không tắm cho trẻ.
  • Sau khi tắm xong, mẹ tắm người lại cho trẻ với nước sạch.
  • Mẹ cần tắm nước lá trầu không cho bé mỗi ngày trong 4 – 5 ngày liên tục để có hiệu quả.

Lưu ý: Tinh dầu của lá trầu không có tính cay. Vì vậy, mẹ chỉ nên sử dụng lá trầu già chứa ít tinh dầu hơn để trị hăm tã tránh làm da của bé bị rát hoặc bỏng.

Tắm lá trầu giúp đánh bay hăm tã
Tắm lá trầu giúp đánh bay hăm tã

1.1.4. Sử dụng lá trà xanh

Công dụng: Trà xanh giàu chất chống oxy hóa, có tính kháng khuẩn và sát trùng nhẹ. Vì vậy lá trà xanh sẽ giúp mẹ nhanh chóng trị khỏi hăm tã.

Cách dùng: Mẹ có thể tắm cho bé bằng nước lá trà xanh hoặc dùng tinh dầu trà xanh,… Các mẹ có thể tham khảo chi tiết phương pháp này tại bài: Trị hăm tã bằng trà xanh.

1.2. Cách điều trị hăm tã bằng kem bôi phù hợp

Sử dụng kem bôi là một trong những cách chữa hăm tã hiệu quả nhất, vừa đơn giản vừa hiệu quả nhanh

Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, mẹ nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như Kem EmBé để đảm bảo an toàn, dịu nhẹ cho làn da mỏng manh của bé.Kem EmBé không Corticoid và không chứa chất bảo quản Paraben. Vì vậy, sản phẩm rất an toàn cho làn da của trẻ nhỏ, có thể sử dụng được để trị hăm tã cho trẻ sơ sinh.

Công dụng của kem EmBé chính là từ những thành phần tự nhiên tốt cho làn da của bé và chống hăm tã hiệu quả:

  • Thông đỏ Pháp, chiết xuất Rau má, chiết xuất Cúc La Mã, Nghệ Nano THC: giảm ngứa nhanh sau 5 phút, chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Chiết xuất Rau má, Vitamin B5: làm dịu da, tái tạo tế bào mới và phục hồi da nhanh chóng. 
  • Vitamin E, Sữa dê, dầu quả Bơ: có công dụng duy trì độ ẩm thích hợp cho làn da để bé luôn cảm thấy dễ chịu và tái tạo vùng da bị tổn thương.

Sản phẩm không những giúp giảm đau rát, giảm ngứa mà còn giúp vùng da bị hăm nhanh chóng se lại, ngăn ngừa viêm nhiễm. Theo kinh nghiệm điều trị, khoảng sau 12h, vết hăm sẽ giảm nhanh đỏ rát.

Cách sử dụng Kem EmBé Plus cũng rất đơn giản. Đầu tiên mẹ chỉ cần làm sạch vùng da bị hăm tã, sau đó thoa kem lên. Thực hiện ngày 3-6 lần và dùng ngay sau khi có dấu hiệu tổn thương da, giúp ngăn ngừa viêm ngứa, nhiễm trùng và tránh làm lan rộng.

Kem EmBé Plus cải thiện hăm da rõ rệt

1.3. Cách điều trị bằng thuốc

Tùy từng tình trạng cụ thể mà trẻ có thể phải sử dụng thêm các loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc trị hăm tã cho trẻ mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Khi bị hăm tã, trẻ có thể phải sử dụng 1 số loại thuốc là:

  • Thuốc acetaminophen để giảm sốt nếu các bé bị sốt cao.
  • 1 số kháng sinh đường uống như nhóm beta lactam hoặc các cephalosporin,…
  • Corticosteroid đường uống: corticosteroid đường uống chỉ được sử dụng như một giải pháp ngắn hạn vì có những tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm ẩn.
  • Thuốc kháng histamin: Được sử dụng với công dụng giúp giảm ngứa. Một số thuốc kháng histamin bao gồm hydroxyzine (Atarax) và diphenhydramine (Benadryl).
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Thuốc gây tác động đến hệ thống miễn dịch. Nó có thể được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hoạt động tốt.
Điều trị hăm tã bằng thuốc theo chỉ định của bác sỹ
Chữa hăm tã bằng thuốc theo chỉ định của bác sỹ

1.4. Biểu hiện nguy hiểm cần gặp bác sĩ

Trong quá trình điều trị hăm tã cho trẻ, nếu thấy trẻ có những biểu hiện sau đây, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Các biểu hiện sau có thể dẫn tới nguy hiểm nếu như mẹ tiếp tục điều trị tại nhà:

  • Trẻ bị sốt cao trên 39 độ C.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc và bỏ ăn.
  • Trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng da hoặc bị bội nhiễm.
  • Vùng hăm tã của trẻ không ngừng lan rộng.
  • Trường hợp trẻ bị hăm tã có biểu hiện nhiễm nấm.
  • Nếu tình trạng hăm tã của trẻ xấu đi hoặc không cải thiện khi sử dụng thuốc theo chỉ định.

2. Cách chăm sóc khi trẻ bị hăm tã

Khi trẻ bị hăm tã, Ngoài việc trị hăm tã, các mẹ cũng cần quan tâm đặc biệt tới các vệ sinh và chăm sóc cho trẻ hàng ngày.

  • Thay tã thường xuyên: Mẹ nên thay tã thường xuyên 2 – 3 giờ một lần cho bé. Giúp da trẻ khô thoáng, tránh làm trầm trọng thêm tình trạng khó chịu trên da.
  • Thay đổi loại tã bé đang sử dụng: Nhiều trường hợp trẻ bị hăm tã là do dị ứng với loại tã đang sử dụng. Vì vậy, mẹ nên thử sử dụng 1 loại tã khác khi bé bị hăm tã và theo dõi phản ứng của trẻ. Mẹ cũng nên tránh mặc tã quá chật.
  • Vệ sinh cho trẻ đúng cách:
    • Rửa bằng nước ấm, không sử dụng xà phòng vì chúng có tính tẩy rửa cao có thể làm khô da bé, gây kích ứng.
    • Sử dụng khăn sạch, mềm thấm lên vùng dễ bị hăm thay vì dùng tay, để tránh gây trầy xước da.
    • Không nên chà mạnh vì dễ gây ra những thương tổn cho vùng da bị hăm tã, gây ra những vết trước. Vì vậy mẹ cần làm sạch da bé nhẹ nhàng.
    • Để cho da bé khô thoáng trước khi mặc bỉm tã
Cách chăm sóc hăm tã ở trẻ nhỏ
Không mặc tã khi chưa lau khô người bé

3. Lưu ý khi trẻ bị hăm tã và trong thời gian trị hăm tã

Với trẻ bị hăm tã, làn da vốn đã nhạy cảm của bé càng thêm yếu ớt. Vì vậy mà mẹ cần tránh những tác động xấu lên da bé. Một số lưu ý mẹ cần thực hiện trong thời gian áp dụng cách trị bé hăm tã là:

  • Không sử dụng phấn rôm: Nhiều mẹ nghĩ rằng phấn rôm có thể giúp làn da của trẻ khô thoáng và tránh ẩm ướt. Thực tế thì sử dụng phấn rôm có thể khiến cho làn da của trẻ bị bí bách hơn vì không thể thoát được mồ hôi.
  • Không sử dụng các loại kem giảm phát ban vì đây là vết tổn thương trên da chứ không phải vết phát ban. Sử dụng các loại thuốc này không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến da của trẻ yếu hơn và dễ bị tổn thương.
  • Không sử dụng xà phòng để lau rửa cho trẻ: Mẹ nên dùng nước ấm sạch là đủ hoặc sử dụng các loại sữa tắm, dầu tắm chuyên dụng cho trẻ nhỏ.

Những phương pháp trị hăm tã hiệu quả cho trẻ trên đây hy vọng đã giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc cho bé. Khi trẻ bị hăm tã nặng, mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách nhất.

Kem bôi da thảo dược Kem EmBé Plus

Kem EmBé Plus có chứa tinh chất Nghệ Nano THC và các thành phần nhập khẩu châu Âu (chiết xuất thông đỏ Pháp, chiết xuất Sữa dê) cùng công nghệ Aminovector Pháp giúp kem thẩm thấu nhanh vào da và đạt được hiệu quả tối ưu:

  • Giảm ngứa nhanh chỉ sau 5 phút, dịu các vùng mẩn đỏ trong các trường hợp: hăm da, mẩn ngứa, muỗi đốt, rôm sảy, côn trùng đốt,..
  • Chống viêm, kháng khuẩn và làm mờ thâm, sẹo.
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi da bị tổn thương.

Kem bôi da thảo dược đa công dụng cho trẻ em

Hướng dẫn sử dụng

Bước 1: Làm sạch vùng da bị tổn thương.

Bước 2: Thoa Kem Em Bé Plus lên vùng da bị tổn thương ngày 3 – 6 lần. Các trường hợp hăm đỏ nhiều có thể dùng ngày từ 4-6 lần.

Kem Em Bé Plus được cấp phép của Bộ Y Tế, được các dược sĩ khuyên dùng và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá bán lẻ 80.000 đồng/tuýp 20 gram.

Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại Link

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…