Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

20 cách trị rôm sảy cho trẻ có thể bố mẹ chưa biết

20 cách trị rôm sảy cho trẻ có thể bố mẹ chưa biết

Mẹ muốn “thổi bay” nhanh chóng những nốt rôm sưng đỏ đáng ghét trên da bé thì hãy tham khảo ngay 20 cách trị rôm sảy cho trẻ cực hữu ích sau đây.

Xem thêm:

1. Mẹo dân gian trị rôm sảy cho trẻ “cực nhạy”

Đầu tiên không thể không kể đến áp dụng các mẹo dân gian lâu đời. Đây là phương pháp truyền thống, đã được đúc rút qua nhiều thế hệ, được khẳng định có hiệu quả đối với bệnh rôm sảy. Hơn hết, các mẹo dân gian rất dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian của mẹ lại an toàn đối với làn da em bé.

Trẻ bị rôm sảy
Trẻ bị rôm sảy

1.1. 5 loại lá trị rôm sảy

1.1.1. Nhọ nồi

Đây là loài cây khá quen thuộc, thường mọc dại trong vườn nhà, thường sử dụng cho các trường hợp bé bị cảm cúm, rôm sảy, phát ban.

  • Chuẩn bị: Một nắm lá nhọ nồi
  • Cách làm:
    • Mẹ rửa thật sạch, loại bỏ rễ, lá già trên cây, bụi bẩn và các tạp chất trên lá.
    • Sau đó cho hết vào nồi nước, đun sôi khoảng 5-10 phút, để nguội.
    • Mẹ pha loãng với nước, sử dụng khăn sạch chườm lên vết rôm sảy.
    • Khi tắm xong, lau khô cơ thể cho bé bằng khăn sạch.
  • Liều lượng sử dụng: Mẹ nên chuẩn bị khoảng 100g cỏ nhọ nồi tươi, tắm 3-4 lần/tuần cho bé cho đến khi khỏi. Cách này mẹ có thể hoàn toàn sử dụng trong trường hợp trẻ bị rôm sảy toàn thân
Lá nhọ nồi
Lá nhọ nồi

1.1.2. Mướp đắng

Trong Đông Y, mướp đắng có tính hàn, vị đắng, không độc và có lợi sức khỏe làn da, giúp làm lành nhanh các vết rôm sảy cho bé.

  • Chuẩn bị: Mẹ có lấy một 1-2 quả mướp đắng tươi.
  • Cách làm:
    • Mẹ rửa thật sạch mướp đắng dưới vòi nước, sau đó ngâm khoảng 5-10 phút trong nước muối loãng.
    • Tách phần hạt và ruột bên trong, chỉ sử dụng vỏ ngoài cho vào máy xay sinh tố để lấy nước cốt.
    • Tiếp đến, mẹ dùng khăn sữa hoặc tăm bông thấm nước mướp đắng và bôi lên vùng da bị rôm.
    • Để 1 lát cho khô rồi lau lại bằng nước ấm sạch.
  • Liều lượng sử dụng: Với cách này, mẹ chỉ nên áp dụng 1-2 lần/ tuần, không được lạm dụng thường xuyên. Mẹ nên lưu ý không dùng nước mướp đắng khi da bé bị trầy xước, có vết thương hở, bị nhiễm trùng, sưng mủ.
Mướp đắng trị rôm sảy hiệu quả
Mướp đắng trị rôm sảy hiệu quả

1.1.3. Sài đất

Theo Đông y, lá sài đất có công dụng tiêu diệt các vi khuẩn, chống viêm, giảm kích ứng trên da như ngứa, sưng rất tốt. Sài đất được rất hiều bà mẹ áp dụng trị rôm sảy cho trẻ.

  • Chuẩn bị: Mẹ chuẩn bị sẵn 200-300g lá sài đất tươi.
  • Cách làm:
    • Mẹ đem rửa sạch sài đất bằng nước muối pha loãng.
    • Đun sôi sài đất với nước, để nguội.
    • Sau đó mẹ có thể dùng nước lá sài đất để lau người hoặc tắm trực tiếp cho bé, tráng lại bằng nước ấm và lau khô với khăn mềm.
  • Liều lượng sử dụng: Mẹ lưu ý chỉ nên tắm cho bé 2-3 lần/ tuần là đủ vì lá của cây sài đất có tính kháng khuẩn cao, tắm nhiều lần có thể khiến da bé trở nên nhạy cảm hơn.
Cây sài đất
Cây sài đất

1.1.4. Dâu tằm

Dâu tằm có công dụng tản nhiệt, làm dịu kích ứng, đồng thời kháng khuẩn, kháng viêm tốt.

  • Chuẩn bị: 200g lá dâu tằm, 5 lít nước.
  • Cách làm:
    • Mẹ lấy lá dâu tằm đã chuẩn bị đem rửa thật sạch, có thể ngâm với nước muối loãng
    • Sau đó cho vào túi vải, đun sôi với 5 lít nước.
    • Để nước nguội, mẹ dùng khăn chườm nước dâu tằm lên vùng da bị rôm sảy của bé.
    • Tắm lại bằng nước sạch, lau khô cho bé.
  • Liều lượng sử dụng: sử dụng liên tục từ 3-5 ngày sẽ có tác dụng trị rôm sảy rất hiệu quả.
Lá dâu tằm trị rôm sảy ở trẻ
Lá dâu tằm trị rôm sảy ở trẻ

1.1.5.Lá trầu không

Lá chứa thành phần chống viêm và có tính sát khuẩn rất cao, làm mát da, giảm ngứa, sưng tấy , đồng thời giúp khử mùi mồ hôi, chống dị ứng hiệu quả.

  • Chuẩn bị: Các mẹ chọn lấy vài lá trầu không, chú ý lá không quá già cũng không quá non, không bị sâu.
  • Cách làm:
    • Đầu tiên, mẹ rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng.
    • Sau đó mẹ đem cắt nhỏ, cho vào nồi đun sôi với 1-1,5 lít nước, để nguyên trong nồi tầm 10-15 phút.
    • Nước nguội rồi tắm hằng ngày cho bé.
Lá trầu
Tinh chất tự nhiên của lá trầu không giúp bé không còn ngứa ngáy

1.2. 5 Bài thuốc dân gian đơn giản trị rôm sảy cho trẻ

1.2.1. Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị: 30g rau má tươi, 10g bột sắn dây
  • Cách làm:
    • Rau má đem rửa sạch, rửa qua với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
    • Dùng cối giã nát, cho thêm nước sôi, để nguội, chắt lấy phần nước rồi hòa cùng bột sắn dây.
    • Thêm chút đường, cho bé uống hằng ngày.
  • Bài thuốc có tác dụng giải nhiệt, làm mát da, chữa rôm sảy hiệu quả.
Bài thuốc trị rôm sảy bằng rau má và bột sắn dây
Bài thuốc trị rôm sảy bằng rau má và bột sắn dây

1.2.2. Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị: Lá ngải cứu 30g, sài đất 20g, lá nhài 50g
  • Cách làm:
    • Mẹ đem rửa thật sạch dưới vòi nước mạnh, để ráo nước.
    • Sau đó sắc lấy nước uống hằng ngày, ngày chia làm 2-3 lần.
    • Mẹ kiên trì cho bé uống liên tục từ 3-5 ngày sẽ thấy bệnh rôm sảy có cải thiện rõ rệt.
Bài thuốc dân gian trị rôm sảy
Bài thuốc dân gian trị rôm sảy

1.2.3. Bài thuốc số 3

  • Chuẩn bị: Mẹ chuẩn bị sẵn 60g rễ cây hẹ.
  • Cách làm: Rửa sạch rồi đem sắc lấy nước, ngày chia làm 2-3 lần cho bé uống sẽ giúp giảm rôm sảy, mụn nhọt nhanh chóng.
Sắc rễ hẹ cho trẻ uống hàng ngày
Sắc rễ hẹ cho trẻ uống hàng ngày

1.2.4. Bài thuốc số 4

  • Chuẩn bị: 4-6g hoa kim ngân. Nếu không có hoa, mẹ có thể lấy 10-12g cánh hoặc lá kim ngân.
  • Cách làm:
    • Mẹ rửa sạch, để ráo nước, cho tất cả vào ấm sắc uống hằng ngày.
    • Mỗi ngày một thang, chia làm 2-3 lần.
    • Không chỉ trị rôm sảy, bài thuốc còn chữa mụn nhọt, ban sởi hoặc thủy đậu đều rất tốt.
Cây kim ngân thanh nhiệt cơ thể, trị rôm
Cây kim ngân thanh nhiệt cơ thể, trị rôm

1.2.5. Bài thuốc số 5

  • Chuẩn bị: 70g gừng tươi
  • Cách làm:
    • Mẹ đem toàn bộ gừng, rửa sạch, loại bỏ hết bụi bẩn bám trên vỏ, dùng cối giã nát (cả vỏ).
    • Sau đó chắt lấy phần nước, rồi lấy bông thấm nước gừng, bôi trực tiếp lên vùng da bị rôm sảy, để trong 5-10 phút.
    • Rửa sạch bằng nước và khăn bông khô sạch.
  • Hằng ngày mẹ bôi hai lần, liên tục trong vòng 5 ngày sẽ đạt hiệu quả tốt.
Dùng gừng tươi trị rôm ở trẻ
Dùng gừng tươi trị rôm ở trẻ

2. 5 loại kem trị rôm sảy ở trẻ

Bên cạnh mẹo dân gian, sử dụng kem bôi ngoài da là cách làm vừa đơn giản vừa giúp mẹ tiết kiệm thời gian chuẩn bị.

2.1. Kem EmBé

Là sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt dành cho trẻ em đã được Cục vệ sinh thực phẩm Bộ Y Tế chứng nhận an toàn. Kem EmBé đặc trị rôm sảy cho trẻ nhỏ mẹ có thể

2.1.1. Công dụng:

Kem EmBé được chiết xuất từ các thành phần thảo dược thiên nhiên an toàn và dịu nhẹ đối với làn da trẻ nhỏ, có tác dụng rõ rệt và hiệu quả đối các vấn đề da thường gặp như rôm sảy, hăm tã, chàm sữa và côn trùng cắn.

Sự kết hợp của tinh chất Nano curcumin, Cúc la mã, Vitamin E, Kẽm oxyd, Lanolin, dầu hạnh nhân, D-panthenol và Allatonin trong cùng một sản phẩm tạo ra 4 tác động toàn diện lên làn da bé:

  • Giảm ngay các kích ứng trên da bé: giảm ngứa, sưng tấy, mẩn đỏ trên da bé ngay từ lần đầu tiên sử dụng
  • Làm mát da, kháng khuẩn, kháng viêm tại chỗ và làm dịu vết rôm sảy, hăm tã, chàm sữa
  • Kích thích tái tạo tế bào mô da, lành vết trầy xước, ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Dưỡng ẩm, làm mềm da, đem lại làn da khỏe mạnh, mịn màng cho bé

Điểm đặc biệt ở Kem EmBé đó là không chứa paraben và không corticoid nên không gây kích ứng với làn da nhạy cảm của bé.

Kem Embe trị rôm sảy ở trẻ
Kem EmBe trị rôm sảy ở trẻ

2.1.2. Thời gian, liều lượng sử dụng

  • Mẹ lấy lượng kem vừa đủ trên tay, thoa nhẹ nhàng vào các vết rôm sảy. Hằng ngày mẹ nên thoa 2-3 lần cho bé, kiên trì sử dụng cho đến khi khỏi hẳn.
  • Mẹ lưu ý: Kem EmBé an toàn và lành tính nên có thể dùng trị rôm sảy ở các vị trí khác nhau trên cơ thể bé, nên tránh niêm mạc mắt và miệng.

2.2. Phấn rôm nước Chicco

2.2.1.Công dụng

  • Sản phẩm có dạng bào chế lỏng như nước, làm mát và bảo vệ da em bé nhờ khả năng thấm hút cao của phấn rôm kết hợp với sự làm dịu của dung dịch lỏng.
  • Là sự kết hợp các thành phần thiên nhiên có tác dụng vừa dưỡng da vừa khôi phục làn da mịn màng, khỏe mạnh cho bé sau khi bị rôm sảy.

2.2.2. Thời gian, liều lượng sử dụng

  • Hằng ngày, mẹ nên thoa phấn rôm cho bé sau khi tắm hoặc sau khi thay bỉm khoảng 2-3 lần mỗi ngày, nên thực hiện liên tục và kiên trì tới khi khỏi.
  • Phấn rôm Chicco có thể sử dụng với các vùng da nhạy cảm như nách, bẹn, nếp gấp ở cổ, mông.
Phấn rôm nước Chicco
Phấn rôm nước Chicco

2.3. Phấn rôm tiệt trùng Kodomo

2.3.1. Công dụng

Phấn trị rôm sảy cho trẻ Kodomo được sản xuất với bột phấn đã tiệt trùng, bảo vệ da bé không bị rôm sảy, ngứa ngáy khó chịu mà không gây kích ứng cho da bé. Mùi thơm nhẹ dịu mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho bé, phù hợp với mọi loại da.

2.3.2. Thời gian, liều lượng sử dụng

  • Sau khi tắm, mẹ nhẹ nhàng lau khô cơ thể bé, lấy một ít phấn ra lông bàn tay và bông phấn, nhẹ nhàng thoa phấn lên các vùng da như khủy tay, nách, cổ, chân.
  • Mẹ lưu ý không sử dụng phấn rôm lên các vùng da có vết thương hở, cơ quan sinh dục của bé.
Phần rôm Kodomo
Phấn rôm Kodomo

2.4. Phấn rôm bảo vệ da Pureen

2.4.1. Công dụng

Công thức đặc biệt của phấn rôm Pureen giúp phòng ngừa và đặc trị các hiện tượng rôm sảy gây khó chịu, mẩn ngứa, hăm tã thường gặp ở trẻ em. Cách trị rôm sảy trẻ em bằng Pureen được đánh giá khá an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé.

2.4.2. Thời gian, liều lượng sử dụng

  • Mẹ nên lấy một lượng phấn vừa tay thoa lên các vùng da bị rôm sảy của bé sau khi tắm, hoặc thay tã, khoảng 2-3 lần mỗi ngày.
  • Phấn rôm Pureen có thể dùng vào các vùng nhiều nếp nhăn như vùng cổ, nách, bẹn hay khe mông, đùi. Mẹ lưu ý nên tránh để phấn rôm tiếp xúc với vết thương hở, niêm mạc mắt, miệng.
Phấn rôm Pureen
Phấn rôm Pureen

2.5. Xịt trị rôm Kobayashi

2.5.1. Công dụng

Sản phẩm bao gồm các thành phần thiên nhiên làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho bé, giảm ngứa, kích ứng do rôm sảy, đồng thời giúp thấm hút mồ hôi và diệt khuẩn hiệu quả.

Hơn nữa, sản phẩm giúp ngăn ngừa và điều trị tốt trong trường hợp eczema, công trùng cắn mà không gây kích ứng.

2.5.2. Thời gian, liều lượng sử dụng

  • Mẹ nghiêng bình xịt khoảng 60 độ và xịt vào vùng da bị rôm sảy đảm bảo xịt đều tay và dàn trải đủ diện tích bao phủ hết vùng da bị sảy.
  • Chỉ nên sử dụng sau khi tắm và thay tã khoảng 2-3 lần mỗi ngày.
  • Lưu ý mẹ có thể dùng toàn thân, nên tránh vùng da có vết thương hở hoặc tiếp xúc với niêm mạc mắt và miệng.
Xịt trị rôm Kobayashi
Xịt trị rôm Kobayashi

3. Sữa tắm trị rôm sảy cho trẻ nhỏ

Bên cạnh việc sử dụng kem bôi hoăc phấn rôm cho bé, mẹ có thể kết hợp điều trị rôm ở trẻ nhỏ bằng một số loại sữa tắm dưới đây:

3.1. Sữa tắm Lactacyd BB

3.1.1. Tác dụng

  • Với hai thành phần Lactoserum và Acid Lactic giúp duy trì độ pH acid tự nhiên của da.
  • Ức chế các vi khuẩn gây bệnh phát triển, giúp làm sạch da nhẹ nhàng và bảo vệ da bé khỏi tác động của môi trường.
  • Tăng cường dưỡng ẩm, giúp điều trị rôm sảy, hăm kẽ, nhiễm trùng da cũng như kích ứng khác trên da.

3.1.2. Thời gian, liều lượng sử dụng

  • Với trẻ sơ sinh mẹ lấy khoảng 1 -1,5 nắp Lactacyd BB đổ vào trong chậu nước tắm là vừa đủ, sử dụng như sữa tắm thường, sau đó tắm lại thật kỹ bằng nước sạch.
  • Mẹ lưu ý không nên lạm dụng quá nhiều vì gây khô da. Sử dụng đối với trẻ bị rôm sảy ở nếp gấp ở cổ, kẽ mông, bẹn mà không gây kích ứng.
Sữa tắm Lactacyd
Sữa tắm Lactacyd

3.2. Sữa tắm Skina Babe

Đây là dòng sữa tắm có xuất xứ từ Nhật bản, được chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên.
Tác dụng

3.2.1. Công dụng

  • Được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên sữa tắm Skina Babe có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch và ngăn ngừa các vấn đề trên da bao gồm rôm sảy, phát ban, mẩn ngứa, chàm sữa.
  • Sữa tắm Skina Babe giúp bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi tác động xấu từ môi trường.

3.2.2. Thời gian, liệu lượng sử dụng

  • Mẹ nên sử dụng một lượng sữa tắm thích hợp từ 5- 10 ml cho chậu tắm khoảng 20 lít nước
  • Có thể sử dụng 2-3 lần/ngày để tắm cho bé.
  • Sữa tắm Skina Babe có thể dùng đối với bé bị rôm sảy ở nếp gấp cổ, kẽ mông, háng, bẹn.
  • Mẹ lưu ý nên tránh tiếp xúc với niêm mạc mắt và miệng của bé.
Sữa tắn Skina Babe
Sữa tắm Skina Babe

3.3. Sữa tắm toàn thân Johnson’s baby top-to-toe wash

Đây là dòng sữa tắm khá quen thuộc với nhiều bà mẹ, có hiệu quả rõ rệt trong điều trị rôm sảy và các vấn đề da khác.

3.3.1. Tác dụng

Thành phần Glycerin, Fragrance, Citric Acid… giúp làm sạch dịu nhẹ và không gây cay mắt, an toàn với làn da nhạy cảm của bé. Da bé luôn khô ráo, mát mẻ và mịn màng với hương thơm dễ chịu.

3.3.2. Thời gian, liều lượng sử dụng

Mẹ lấy một lượng sữa tắm vừa đủ hòa tan vào thau tắm cho bé, có thể sử dụng tắm rửa hàng ngày.

Sữa tắm toàn thân Johnsons baby
Sữa tắm toàn thân Johnsons baby

3.4. Sữa tắm Cetaphil Baby Daily Lotion

Đây là dòng sữa tắm của Đức, có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, cực kỳ nhẹ dịu với làn da của bé.

3.4.1.Tác dụng

  • Chiết xuất từ dầu hạnh nhân và dầu hoa hướng dương giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da bé, bảo vệ làn da bé trước tác động xấu của môi trường
  • Chiết xuất từ cúc vạn thọ có trong sản phẩm còn chống kích ứng, kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả
  • Làm lành da, giảm hẳn các triệu chứng nổi mẩn đỏ, rôm sảy, ngứa ngáy và hăm tã trên làn da của bé.
  • Sữa tắm có độ pH chỉ khoảng 6.5 tương đương với độ pH trung bình của da vì vậy đem lại cảm giác làm sạch êm dịu, giúp duy trì độ ẩm cần thiết cũng như duy trì lớp màng bảo vệ da bé trước tác động xấu từ môi trường.

3.4.2. Thời gian, liều lượng sử dụng

  • Mẹ lấy lượng sữa tắm Cetaphil Baby vừa đủ ra tay, tạo bọt và thoa đều khắp cơ thể của bé từ đầu đến chân
  • Nên sử dụng tắm hàng ngày cho bé.
Sữa tắm Cetaphil Baby Daily Lotion
Sữa tắm Cetaphil Baby Daily Lotion

3.5. Sữa tắm Arau Baby

Là một sản phẩm dành cho trẻ từ sơ sinh của Nhật Bản. Sữa tắm Arau Baby có chiết xuất 100% từ thảo mộc bao gồm nước cất, potassium soap base, glycerin, tinh dầu chanh, tinh dầu hoa oải hương, chiết xuất lá hương thảo, chiết xuất lá tía tô.

3.5.1. Tác dụng

  • Giúp làm sạch sâu mà không gây khô ráp hay khó chịu cho trẻ nhỏ
  • Đồng thời xoa dịu các vùng da bị rôm sảy mẩn ngứa.

3.5.2. Thời gian, liều lượng sử dụng

  • Đầu tiên, mẹ cần lấy một lượng vừa đủ bọt sữa tắm Arau Baby, làm ướt rồi xoa đều kết hợp với massage cho bé để đạt hiệu quả tối đa.
  • Mẹ nên tắm bé hằng ngày cho bé để đạt kết quả tốt nhất.

 

 

Sữa tắm Arau
Sữa tắm Arau

Xem thêm: 15 loại kem dưỡng thể cho em bé tốt nhất hiện nay

4. Lưu ý khi trị rôm sảy cho trẻ

Thông thường bệnh rôm sảy lành tính có thể khỏi mà không cần điều trị. Để giảm bớt tình trạng rôm sảy cách hiệu quả nhất, mẹ nên lưu ý một số điều như sau:

  • Cho trẻ mặc quần áo vải cotton mềm, thoáng, rộng rãi. Mẹ cần phải giặt sạch và phơi chúng dưới mặt trời, tránh những nơi có khói bụi.
  • Tắm, vệ sinh cho bé hằng ngày, lau khô các vùng kẽ có nếp gấp như nách, bẹn. Mẹ nên dùng khăn tắm mềm, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da trẻ tránh gây xây xước.
  • Lựa chọn các loại sữa tắm thiên nhiên, nhẹ dịu và không gây khô da. Sau khi tắm mẹ nên dùng kem bôi ngoài da như Kem EmBé để dưỡng ẩm, bảo vệ da và ngăn ngừa rôm sảy xuất hiện.
  • Không nên dùng quá nhiều phấn rôm vì nó sẽ khiến các lỗ chân lông bị bít lại, gây nhiễm khuẩn, làm tình trạng rôm sảy nặng hơn.
  • Hạn chế cho bé hoạt động ngoài trời nhiều vào thời tiết mùa hè nắng nóng, đặc biệt là thời điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều là thời điểm tia UV tác động mạnh nhất.
  • Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn để tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ. Đối với trẻ lớn đã ăn dặm thì mẹ bổ sung nước, loại trái cây chứa nhiều vitamin C, E, A giúp bù lượng nước đã mất trong quá trình thải nhiệt và giúp thải nhiệt tốt, tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Đối với trường hợp bị rôm sảy nặng, mẹ nên đưa bé tới các cơ sở khám chữa bệnh để bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp cho bé, tránh tùy tiện sử dụng thuốc lung tung mà chưa có khuyến cáo từ bác sĩ.
Những lưu ý khi trẻ bị rôm sảy
Những lưu ý khi trẻ bị rôm sảy

Rôm sảy ở trẻ em sẽ khỏi nhanh chóng khi mẹ áp dụng đúng cách và kịp thời. Hy vọng với 20 cách trị rôm sảy cho trẻ trên đây sẽ đem lại làn da mịn màng và khỏe mạnh cho bé.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…