Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ nên lưu ý

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ nên lưu ý

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh tuy không nguy hiểm nhưng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, gãi không kiểm soát làm cho da bị trầy xước và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Vì vậy, bố mẹ nên đặc biệt cẩn trọng và phải hiểu rõ về bệnh khi con mình bị mắc phải để biết cách chăm sóc, điều trị tốt nhất cho trẻ.

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Có đến 60% bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh khiến trẻ vô cùng khó chịu. Bệnh sẽ kéo dài đến khi trẻ 3 tuổi sẽ giảm dần và 4 tuổi thì ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ thấp, hệ tiêu hóa chưa ổn định; cộng với môi trường ô nhiễm khiến trẻ sơ sinh nên dễ dàng bị vi khuẩn thâm nhập và gây bệnh viêm da.

Trong cơ địa của trẻ có kháng thể IgE giúp kích thích IgE hoặc T limphô đáp ứng viêm. Hoặc, có thể dị ứng do các loại thực phẩm như sữa, trứng, lạc, hải sản….

viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến

2. Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh theo vòng tròn là khô da, xuất hiện ban đỏ, mụn nước, ngứa gãi và mụn nước… Kèm theo đó là các biểu hiện như viêm mũi dị ứng, viêm họng, hen suyễn, viêm kết mạc mắt. Bệnh thường xuất hiện ở mặt, trán, gáy, mí mắt, cổ tay, mu bàn tay, mu bàn chân hoặc có thể là bị toàn thân ở trẻ.

3. Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

3.1. Chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng bài thuốc dân gian

a. Lá trầu không

Công dụng của trầu không

Lá trầu là một vị thuốc có rất nhiều công dụng. Đây là loại lá giúp trừ phong, sát trùng, tiêu viêm và kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Do đó, lá trầu không thường được sử dụng để chữa các triệu chứng như: nhức đầu, cảm cúm viêm họng, làm sạch các vết thương, chữa  viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

Rửa sạch lá trầu không và cho vào nồi đun sôi kĩ, sau đó lấy dung dịch đó pha loãng cùng với nước tắm, đồng thời phần bã có thể dùng để đắp vào phần viêm da ở trẻ. Các mẹ lưu ý nên sử dụng bài thuốc dân gian này mỗi ngày để có tác dụng nhanh chóng nhất. Chú ý nên cho một ít muối tinh để tăng cường tính kháng khuẩn.

chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

b. Chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng lá khế, me chua

Công dụng:

Theo Đông y thì khế có vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín thì ôn có tác dụng sinh giải độc hiệu quả do đó cũng phát huy hiệu quả rất tốt trong việc giảm nhanh các triệu chứng dị ứng và viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Cách thực hiện:

Dùng 1 nắm lá khế, 1 nắm lá me chua để làm nước tắm hoặc ngâm.

Đun sôi 2 loại lá này với nước, ngâm rửa 2 lần 1 ngày. Chú ý không để trẻ được gãi sẽ gây viêm nhiễm, tổn thương nghiêm trọng hơn. Có thể lấy khăn nhúng trong nước thuốc rồi đắp lên vị trí bệnh, day day nhẹ sẽ làm giảm cơn ngứa hiệu quả

3.2. Chữa bệnh viêm da cơ địa trẻ sơ sinh bằng thuốc Tây

Đây là cách chữa bệnh viêm da cho trẻ được rất nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và chỉ định thuốc chữa trị cụ thể, phù hợp với cơ địa và sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Chú ý: các loại thuốc kem có chứa hoạt chất corticoid bắt buộc phải sử dụng đúng hướng dẫn của bác sĩ và không dùng quá 10 ngày. Đặc biệt không được dùng các bài thuốc nam hoặc tự ý mua thuốc để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.

4. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

– Sử dụng kem dưỡng da để giữ độ ẩm cho da bé, tránh hiện tượng khô da.

– Không để trẻ tiếp xúc với nước bẩn, các chất tẩy rửa.

– Vệ sinh nơi sống sạch sẽ, thoáng mát để tạo môi trường trong sạch cho bé.

– Tránh để trẻ tiếp xúc với lông mèo, lông chó, khói bụi, phấn hoa vì những loại này dễ khiến da trẻ kích ứng và nhiễm trùng.

– Để tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa, bố mẹ cần xây dựng cho con mình một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất.

– Cố gắng cho bé bú bằng 100% sữa mẹ.

– Mẹ nên kiêng ăn những thực phẩm gây dị ứng; vì con bú sữa mẹ cũng sẽ bị dị ứng một cách gián tiếp.

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…