Top 5 loại viêm da ở trẻ 6 tháng tuổi thường gặp nhất
Top 5 loại viêm da ở trẻ 6 tháng tuổi thường gặp nhất
Làn da của trẻ 6 tháng tuổi còn khá mỏng manh, dễ mắc các bệnh viêm da như viêm da cơ địa, viêm da mủ, viêm da tiếp xúc… Chính vì vậy, cha mẹ cần trang bị những kiến thức chuyên sâu về bệnh để phòng và điều trị cho bé. Sau đây là bài phân tích về nguyên nhân và cách điều trị của 5 loại viêm da ở trẻ 6 tháng tuổi phổ biến nhất.
1. Bệnh viêm da cơ địa (chàm da) ở trẻ 6 tháng tuổi
1.1. Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở trẻ 6 tháng tuổi
Dấu hiệu đầu tiên nhận biết bệnh chàm da ở trẻ 6 tháng tuổi đó chính là là tình trạng ngứa, hình thành các vết màu đỏ nổi trên da (ban đỏ), giữa các vết này với vùng gia bình thường có ranh giới không rõ ràng. Nếu có nổi các vết đỏ trên da nhưng không ngứa thì đó không phải bệnh chàm da.
Bệnh chàm da ở trẻ 6 tháng tuổi thường bắt đầu ở hai bên má, sau đó lan sang các phần còn lại của 2 bên mặt sau đó lan ra cả cánh tay và chân. Đối với trẻ lớn hơn (trên 1 tuổi), các vết chàm có thể xuất hiện ở các vết nhăn khớp bao gồm: khuỷu tay, cổ tay, đầu gối. Các vết chàm thường giống nhau ở 2 bên cơ thể.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh chàm da là một bệnh di truyền, chính vì vậy nếu cha mẹ đã từng bị chàm thì đó có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng con của bạn bệnh.
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm. Chính vì vậy da của trẻ dễ bị kích thích bởi các yếu tố như: bụi, ô nhiễm không khí, bột giặt, xà phòng, dầu gội, các chất tẩy rửa, nhiệt độ.
Ngoài ra dị ứng thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng chàm da. Các thực phẩm dễ gây dị ứng là sữa, trứng, hải sản, rượu, bia,…
1.3. Cách điều trị viêm da ở trẻ 6 tháng tuổi do cơ địa
Đối với trường hợp chàm da do di truyền thì không thể chữa khỏi do nó đã được mã hóa vào trong bộ gen của trẻ nhỏ và không thể loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng vì bạn có ngăn ngừa bệnh chàm này bùng phát trên cơ thể trẻ nhỏ, thậm chí là ngăn ngừa mãi mãi bằng việc sử dụng các thuốc như:
- Thuốc ức chế miễn dịch Corticosteroid: có tác dụng ức chế miễn dịch, chống viêm, làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Đối với trẻ nhỏ nên dùng Tacrolimus vì nó rất ít tác dụng phụ.
- Thuốc chống dị ứng Histamin: giúp làm giảm tình trạng dị ứng, ngứa ngáy của trẻ.
Đối với trường hợp chàm da do các yếu tố bên ngoài (chàm da cấp tính), bạn có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng bằng các loại kem chăm sóc da cho trẻ đồng thời ngăn không cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng.
1.4. Cách phòng bệnh viêm da cơ địa ở trẻ 6 tháng tuổi
Bạn có thể phòng tránh bệnh chàm da hoặc ngăn ngừa bệnh chàm da tái phát bằng các cách như sau:
- Lựa chọn quần áo cho bé từ các loại vải tự nhiên: 1 số loại vải nhân tạo là nguyên nhân dị ứng da, tái phát bệnh chàm da. Đồng thời cần đảm bảo quần áo mặc cho trẻ nhỏ không được quá chật, quần áo chật có thể gây giữ nhiệt, xuất hiện mồ hôi, dẫn tới kích ứng da
- Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ nhỏ: chú nước nước tắm không được quá nóng cũng như quá lạnh, sử dụng thêm 1 số loại sữa tắm dưỡng ẩm da cho bé, để đảm bảo da bé không bị khô
- Không được để da trẻ nhỏ tiếp xúc với các chất gây dị ứng như: bụi bặm, chất hóa học,..
- Tránh một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng như: hải sản, trứng, sữa,… Cần theo dõi tình trạng da của khi cho trẻ dùng những loại thực phẩm này.
2. Viêm da tiếp xúc ở trẻ 6 tháng tuổi
Viêm da tiếp xúc là là viêm da xảy ra khi tiếp xúc với một số chất gây kích ứng, dị ứng da. Bệnh viêm da tiếp xúc rất thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ 6 tháng tuổi.
2.1. Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc ở trẻ 6 tháng tuổi
Tùy từng trẻ sơ sinh mà có thể có các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên đa phần sẽ gặp phải các triệu chứng như:
- Ngứa ngáy, vết ngứa có màu đỏ, có thể khô, nứt, bong tróc.
- Đau rát.
- Sưng lên, có thể chảy máu.
- Có xung hướng lan rộng ra các vùng xung quanh.
- Vùng da bị bong tróc thường sẽ thâm lại.
Các triệu chứng này có thể tồi tệ hơn nếu không được điều trị hoặc vẫn tiếp tục tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng.
2.2. Nguyên nhân gây bệnh
Do tiếp xúc với các chất gây dị ứng, kích ứng da bao gồm:
- Kim loại: thủy ngân, niken, crom, các kim loại này có thể tìm thấy trong các đồ trang sức, quần áo, thắt lưng, đồng hồ. Nó có thể gây ra các vấn đề về da cho trẻ 6 tháng tuổi.
- Cao su: cao su được tìm thấy trong các loại đồ chơi của trẻ như: bóng, gang tay cao su,..
- Mỹ phẩm: bao gồm gôm, sơn móng tay, son môi, kem chống nắng,… Nếu bạn sử dụng những loại mỹ phẩm này thì bạn không nên tiếp xúc với trẻ nhỏ.
- Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể gây nên tình trạng viêm da tiếp xúc như: Neomycin
2.3 Cách điều trị viêm da ở trẻ 6 tháng tuổi do tiếp xúc dị ứng
Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc tùy thuộc vào tình trạng và tuổi tác của bệnh nhân, đối với trẻ nhỏ điều quan trọng nhất của phương pháp điều trị là không có tác dụng phụ. Các cách điều trị có thể là:
- Rửa vùng da tiếp xúc với các chất gây kích ứng càng sớm càng tốt
- Đặt khăn ướt lên da, điều này giúp làm giảm các triệu chứng kích ứng do khô da và giảm viêm
- Tuyệt đối không được gãi đối với những vết ngứa vì nó có thể làm tình trạng thêm nặng hơn.
- Bôi kem corticosteroid hoặc thuốc mỡ lên da. Điều này có thể giúp giảm tình trạng ngứa và các triệu chứng khác
- Uống thuốc kháng Histamin (chống dị ứng).
- Cần thông báo với các nhân viên y tế khi bạn cho trẻ nhỏ sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
2.4. Cách phòng tránh bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ 6 tháng tuổi
Cách phòng tránh bệnh này chủ yếu là:
- Không cho trẻ tiếp xúc với các với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng ở trên
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, thay thế các loại xà phòng thơm bằng các loại sữa tắm chăm sóc da cho trẻ
- Thường xuyên theo dõi tình trạng da của trẻ.
3. Viêm da tiết bã ở trẻ 6 tháng tuổi
3.1. Dấu hiệu nhận biết viêm da tiết bã ở trẻ 6 tháng tuổi
Dấu hiệu nhận biết của loại viêm da ở trẻ 6 tháng tuổi này là:
- Cảm quan: Vảy màu vàng hoặc trắng, không gây ngứa nên không ảnh hưởng nhiều đến trẻ
- Vị trí: thường xuất hiện ở vùng da có nhiều tuyến tiết chất nhờ như: chân tóc, lông màu,..
3.2. Nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được các nhà khoa học làm rõ. Có một số giả thiết cho rằng có quá nhiều bã nhờn ở trong các nang lông là nguyên nhân chính dẫn tới sự phát triển của viêm dã tiết bã nhờn. Một giả thiết khác lại cho rằng viêm ra tiết bã nhờn là do 1 loại nấm men có tên Malassezia gây ra.
3.3. Điều viêm da tiết bã nhờn ở trẻ 6 tháng tuổi
Đối với lọai viêm da ở trẻ 6 tháng tuổi này thường tự hết sau 1 vài tuần hoặc một vài tháng. Trong thời gian này, bạn có thể hỗ trợ điều trị bằng cách:
- Gội đầu hàng ngày cho bé bằng dầu gội
- Loại bỏ nhẹ nhàng các vẩy trên da trẻ nhỏ bằng bàn chải mềm
- Nếu tình trạng của trẻ không cải thiện. Bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, đồng thời có những giải pháp điều trị phù hợp cụ thể như:
- Sử dụng dầu gội đầu chống nấm
- Sử dụng 1 số loại kem steroid hoặc 1 số loại kem chống nấm (cân nhắc tác dụng phụ trước khi sử dụng).
3.4. Cách phòng ngừa viêm da tiết bã nhờn ở trẻ 6 tháng tuổi
Để phòng tránh loại viêm da này, bạn có thể áp dụng một số cách như:
- Đảm bảo cơ thể bé luôn sạch sẽ: tắm gội thường xuyên
- Có thể dùng khăn ướt lau khô phần bã nhờn trên làn da của bé
- Tắm cho trẻ bằng một số loại lá dược liệu như là trà xanh, lá trầu không…
4. Viêm da do côn trùng cắn ở trẻ 6 tháng tuổi
4.1. Dấu hiệu nhận biết viêm da do côn trùng cắn
Tùy thuộc vào loại côn trùng có những triệu chứng khác nhau, một số triệu chứng chung có thể là trẻ nhỏ thường quấy khóc do ngứa ngáy và đau rát. Vùng da bị côn trùng đốt có thể bị sưng phù, mưng mủ, loét và không lan ra các vùng da khác.
4.2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân là do một số loại côn trùng đốt như: giời leo, rết, sâu róm, kiến ba khoang,…
4.3. Điều trị viêm da do côn trùng cắn
Đối với trường hợp viêm da ở trẻ sơ sinh này, đầu tiên là cần phải vệ sinh vùng da vị côn trùng cắn hàng ngày. Nếu có hiện tượng nhiễm khuẩn (có nhiều mủ vàng, xanh) thì có thể sử dụng kháng sinh bôi ngoài da hoặc sử dụng kháng sinh đường uống.
Khi sử dụng kháng sinh, cần hỏi ý kiến của các nhân viên y tế, đề phòng trường hợp trẻ có thể bị kháng thuốc hoặc gặp phải nhiều tác dụng phụ khác.
4.4. Phòng ngừa
- Cần hạn chế bật đèn gần trẻ nhỏ vì điều này có thể thu hút côn trùng
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
- Trước khi đi ngủ cần kiểm tra quần áo, chăn màn, xem có côn trùng hay không
- Mắc màn trước khi đi ngủ
5. Viêm da mủ ở trẻ 6 tháng tuổi
Viêm da mủ hay nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh 6 tháng thường do vi khuẩn gây ra, đối với mỗi loại vi khuẩn khác nhau sẽ có những loại viêm da mủ khác nhau, một số trường hợp thường hay gặp nhất ở trẻ là:
5.1. Viêm da chốc lây
Triệu chứng:
Các vết viêm bọng nước, bùng nhùng, sau vài giờ sẽ xuất hiện mủ vàng. Khi vỡ thì vết nông, màu đỏ, mủ vàng kiểu mật ong. Có thể kèm theo sốt và mệt mỏi, khiến trẻ quấy khóc và bỏ ăn.
Điều trị:
- Dùng dung dịch xanh methylen 1%
- Dùng thuốc mỡ (kháng sinh)
5.2. Viêm nang lông
Triệu chứng:
Thường gặp ở vùng có lông, tóc như vùng đầu, mặt,.. Hình thành các mụn đỏ khu trú ở các chân lông, tóc. Trẻ nhỏ thường quấy khóc do rất ngứa và đau
Điều trị:
- Điều trị tại chỗ: dùng dung dịch xanh metylen 1%, thuốc mỡ (kháng sinh) bôi ngoài da
- Điều trị toàn thân: cho trẻ uống kháng sinh
5.3. Hăm kẽ
Triệu chứng:
Da bị đỏ, có khi xuất hiện mụn nước, chảy mủ. Thường xuất hiện ở các nếp kẽ như sau tai, cổ, nách, bẹn, cánh tay, đùi. Đây là loại viêm da mủ hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh
Điều trị:
- Điều trị tại chỗ: dùng dung dịch xanh metylen 1%, thuốc mỡ (kháng sinh) bôi ngoài da
- Điều trị toàn thân: cho trẻ uống kháng sinh
6. Kết luận
Viêm da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Nó sẽ không nguy hiểm nếu bạn biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời. Đừng quên chia sẻ kiến thức về 5 loại viêm da ở trẻ 6 tháng tuổi này cho các phụ huynh khác được biết nhé