Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

3 sai lầm của mẹ khi chọn thuốc bôi côn trùng đốt cho bé

3 sai lầm của mẹ khi chọn thuốc bôi côn trùng đốt cho bé

Thời tiết thay đổi liên tục, mưa nắng thất thường là điều kiện để các loài côn trùng hoành hành, khiến bé có nguy cơ bị côn trùng đốt cao. Để đối phó với các trường hợp này, mẹ thường chọn các loại thuốc bôi côn trùng đốt cho bé vì sự tiện dụng và hiệu quả. Thế nhưng sử dụng thuốc bôi như thế nào mới đúng và những sai lầm gì thường mắc phải khi mẹ xử lý các vết côn trùng đốt cho bé?

Xem thêm:

1. Chủ quan với vết ửng đỏ do côn trùng đốt

Hầu hết các mẹ đều chủ quan khi thấy vết côn trùng đốt hay cắn trên cơ thể con vì cho rằng điều đó là bình thường, để tự nhiên thì cũng rất nhanh vết đốt sẽ khỏi.Tuy nhiên, các bác sĩ luôn khuyến cáo phụ huynh rằng các vết cắn hoặc đốt có nguy cơ nhiễm khuẩn vô cùng cao bới hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn rất non nớt. Đặc biệt nếu xảy ra trường hợp trẻ gãi nhiều gây xước, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, vi khuẩn sẽ càng dễ dàng  hoành hành.

muỗi đốt
Muỗi đốt làm bé khó chịu, không thoải mái, quấy khóc

Bởi vậy các mẹ không nên chủ quan mà cần sử dụng thuốc bôi côn trùng đốt cho bé ngay khi các vết cắn mới hình thành. Thuốc bôi có thể là sữa mẹ, giấm táo pha loãng, mật ong… Các bài thuốc bôi cho bé truyền thống này có thể tự pha chế tại nhà. Đối với các trường hợp nhẹ, không đáng nghiêm trọng.

Đối với các trường hợp khó chịu hơn, nên sử dụng các loại thuốc bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Thuốc này giúp cho phần da bị tổn thương của bé được khử trùng, cung cấp dưỡng chất chống sưng, chống viêm và các điều kiênj tốt nhất để hồi phục.

2. Lạm dụng thuốc bôi tự nhiện

Các bài thuốc bôi côn trùng đốt cho bé truyền thống như nước cốt chanh hay mật ong chỉ có tác dụng giúp giảm ngứa chứ không giúp diệt khuẩn. Trong nhiều trường hợp còn gây kích ứng, viêm tấy làn da bé nếu sử dụng quá nhiều, quá lạm dụng.

Dầu xanh trong thành phần có chất lỏng Metyl Salicylat với đặc điểm thẩm thấy tốt qua da. Chất này có khả năng trị giảm đau nhưng đặc biệt dễ gây kích ứng, nhất là đối với vết thương hở.

Bởi những nguyên nhân trên mà việc sử dụng các bài thuốc bôi côn trùng đốt cho bé được lưu truyền trong dân gian một cách vô tội vạ. Đôi khi những cách này không đem lại kết quả mà còn gây nguy hại nặng nề cho làn da và sức khỏe của bé yêu.

Thay vào đó, mẹ nên dùng các loại thuốc bôi côn trùng đốt cho bé có thành phần từ thiên nhiên lành tính, dịu nhẹ sẽ vừa cho kết quả tốt, lại vừa tiện dụng.

3. Chủ quan không đi khám bệnh viện

Đôi khi các mẹ chủ quan cho rằng bị côn trùng đốt chỉ để lại các vết thương ngoài da. Các mẹ nghĩ chỉ cần dùng thuốc, không cần phải đưa bé đến bệnh viện khám.

Chú ý trẻ bị côn trùng cắn là hiện tượng khó tránh khỏi và thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên trong trường hợp có triệu chứng da phù nề nặng, đau rát nhiều, tổn thương kéo dài; bé bị mệt mỏi, sốt cao bất thường, chấm xuất huyết; hay lạnh chi, khó thở, mạch không bắt được thì các mẹ không được chủ quan. Các mẹ cần sơ cứu ngay rồi đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…