Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

5 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước mà mẹ nên biết

5 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước mà mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng rất yếu cùng làn da vô cùng mỏng manh nên thường rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh viêm nhiễm ngoài da. Nổi mụn nước chính là một trong những triệu chứng thường gặp với trẻ sơ sinh. Vậy, trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước khắp người có thể là biểu hiện của một số căn bệnh dưới đây.

1. Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do bị rôm sảy

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước là do rôm sảy. Bệnh rôm sảy thường chủ yếu vào mùa nắng nóng, sự ra mồ hôi nhiều cộng với nóng và vi khuẩn làm tuyến mồ hôi bị đè ép và bịt kín khiến mồ hôi không thoát ra được, dẫn đến da bị nổi những hạt nhỏ màu hồng, cứng, có thể có chứa nước ở lưng, ngực, bắp tay và bắp chân. Rôm sảy thường làm bé bị ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc.

Để trị bệnh rôm sảy, các mẹ cần làm mát cơ thể bé bằng khăn lạnh, cho bé mặc quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ, có chất liệu cotton thấm hút tốt. Nên tắm rửa cho bé với nước lá chè xanh, lá mướp đắng hoặc sữa tắm trị rôm sảy cho bé. Để tránh tình trạng bé gãi làm trầy xước vết rôm sảy, dễ gây nhiễm trùng da thì nên cắt mỏng tay cho bé.

trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do rôm sảy

2. Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do bị chốc

Đây là bệnh được biểu hiện với những nốt mụn đỏ có nước, khi mụn vỡ sẽ làm chảy dịch vài ngày rồi đóng vảy. Bệnh thường xuất hiện ở da mặt, vùng mũi và miệng và dễ lây lan.

Để phòng và chữa bệnh này, cha mẹ nên chú ý tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, rửa sạch vùng da bị nhiễm trùng bằng xà phòng nhẹ rồi băng lại. Nên rửa tay và cắt móng tay thường xuyên cho trẻ để tránh cào gãi da làm nhiễm trùng.

3. Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do bị chàm sữa

Tình trạng bệnh này thường gặp ở trẻ khoảng 6 tháng tuổi, biểu hiện bắt ở hai bên má, mặt và có thể lan ra toàn thân. Ban đầu chỉ là những mẩn đỏ, sau phát triển thành các mụn nước nhỏ li ti có màu đỏ, nứt vỡ rồi đóng khô và tróc vảy.

Để phòng ngừa và điều trị bệnh này thì cha mẹ nên vệ sinh mặt và miệng sạch sẽ cho bé sau khi ăn hoặc bú. Chú ý tránh cho bé ăn các thức ăn như trứng, hải sản, nội tạng động vật… để tránh làm bệnh nặng hơn. Nên dùng các dung dịch Cetaphil, Oilatum, Physiogel để tắm và làm dịu da cho bé. Nên mang bao tay hoặc cắt ngắn móng tay để bé không cào gãi xước da làm nhiễm trùng da. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được điều trị và theo dõi cụ thể.

trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do chàm sữa

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do bị chàm sữa

4. Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do bị viêm nang lông

Đây là bệnh do vi khuẩn gây ra các nốt mụn đỏ, sưng nóng và đau nhức ở các nang lông. Sau đó, mụn nhọt dần mềm rồi chảy nước mủ và để lại sẹo. Mụn có thể xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể hoặc khắp người khiến trẻ đau nhức, khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ.

Để điều trị căn bệnh này, cha mẹ nên tắm rửa thường xuyên cho trẻ. Không cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, đồ nóng sinh nhiệt. Dùng cồn iốt thoa lên các nốt mụn hoặc dán cao tiêu nhọt để hạn chế tình trạng viêm sưng. Chờ nhọt mềm thì đến các cơ sở y tế để chích tháo mủ. Nếu mụn nhọt quá nhiều thì nên bệnh viện thăm khám và điều trị. Không tự ý cạy nặn nhọt có thể để lại biến chứng.

5. Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do bị bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus nhóm Entero gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, lây qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ với người bệnh. Những biểu hiện của bệnh thường là mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng. Đầu tiên, các mụn nước xuất hiện ở niêm mạc miệng, sau đó xuất hiện bọng nước ở bàn chân, bàn tay hoặc mông rồi tự xẹp.

Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị cụ thể, kết hợp chăm sóc đúng cách để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước có thể ở đầu, tay chân hoặc bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Hiểu rõ về căn bệnh này và cách để điều trị chắc hẳn sẽ giúp bạn và bé yêu được mạnh khỏe và yên tâm.

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…