Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Hăm da là gì và cách chữa trị dứt điểm như thế nào?

Hăm da là gì và cách chữa trị dứt điểm như thế nào?

Bệnh hăm da khá phổ biến, nhất là ở đất nước có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam. Nhưng thực sự hăm da là gì? Có lây không và cách chữa trị hiệu quả như thế nào thì không hẳn ai cũng biết!

Xem thêm:

1. Bệnh hăm da là gì?

Khái niệm: hăm da được hiểu là tình trạng viêm nhiễm tại các nếp gấp da trên cơ thể như nách, cổ, hang, kẽ ngón tay, chân khi các bộ phận ấy không được chăm sóc và vệ sinh hợp lý.

hăm da là gì
Không nên sử dụng thuốc bôi có sẵn trong nhà để bôi vùng cổ bị hăm của bé

1.1. Hăm da có lây không?

Bệnh hăm da phổ biến như vậy nhưng không phải là căn bệnh truyền nhiễm đâu. Thực tế, hăm da không hề lây lan qua bất kỳ con đường nào cả.

1.2. Triệu chứng bệnh hăm da là gì?

Ở người lớn và trẻ bị bệnh hăm da đều có triệu chứng xuất hiện một vùng bị mẩn đỏ, phồng nhẹ, bong vẩy và ngứa, xót. Vết hăm có cảm giác nóng hơn so với các vùng da khác trên cơ thể. Trường hợp nặng xuát hiện vết loét, ứ dịch gây đau đớn. Bệnh hăm da thường kinh niên với khởi phát âm ỉ, gây ngứa, cảm giác bỏng rát và đau nhức tại các nếp da.

1.3. Đối tượng dễ bị hăm da là gì?

Mọi người đều có thể là đối tượng tấn công của hăm da. Tuy nhiên có 2 nhóm đối tượng thường xuyên mắc phải nhất là: trẻ sơ sinh và người trưởng thành nhưng có cơ địa suy giảm miễn dịch, đái đường hay béo phì.

2. Cách chữa trị dứt điểm hăm da

Phòng và chữa trị hăm da nên dựa trên nền tảng là điều chỉnh chế độ vệ sinh cơ thể hằng ngày sao cho khoa học nhất. Làm vậy để không tạo điều kiện, cơ hội cho các vi nấm, vi khuẩn tấn công vùng da nhạy cảm của chúng ta.

2.1. Cách chữa đối với người lớn

Người lớn có cấu trúc da đã phát triển đầy đủ, có thể sử dụng một số loại thuốc như:

  • Clotrimazole 1% thoa 2-3 lần/ngày trong 2-4 tuần.
  • Miconazole 2% thoa 2-3 lần/ngày trong 2-4 tuần.

Trường hợp lở loét nên sử dụng thuốc mỡ tra làm liền vết thương, lấp đầy ổ loét như thuốc chứa Acid linoleic (dùng 2-3 lần/ngày).

2.2. Chữa hăm da cho trẻ em

Đối với các bé, đặc biệt là các bé sơ sinh, do cấu trúc da đặc biệt nhạy cảm hơn người lớn nên cần thận trọng khi dùng các loại thuốc. Tránh sử dụng bừa bãi, tránh các thành phần có tác động quá mạnh, các thành phần gây dị ứng, tuyệt đối không sử dụng loại kem bôi của bố mẹ cho con. Thay vào đó mẹ có thể tìm mua các sản phẩm kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, lành tính cho bé. Có thể tham khảo sản phẩm của Kem EmBé đang được rất nhiều bà mẹ khác tin tưởng hiện nay.

Hoặc mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian: sử dụng lá trầu không, lá trà xanh, lá mã đề… kết hợp với chăm sóc, vệ sinh hằng ngày cho con thật hợp lý cũng có thể đẩy lùi căn bệnh này rất dễ dàng.

Lưu ý: với các bé bị hăm tã, trong thời gian điều trị mẹ nên hạn chế tối đa việc dùng bỉm để đảm bảo da con luôn được thông thoáng nhé!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…