Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Hăm da ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân, triệu chứng & cách xử lý

Hăm da ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân, triệu chứng & cách xử lý

Hăm da ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất phổ biến cho thấy da của bé đang có những dấu hiệu viêm nhiễm cần được kiểm soát ngay. Để tránh sai lầm khi chăm sóc bé bị hăm da, cha mẹ cần nắm rõ các thông tin bệnh học và áp dụng đúng phương pháp điều trị.

Xem thêm:

1. Biểu hiện triệu chứng hăm da ở trẻ sơ sinh

hình ảnh trẻ bị hăm da ở cổ

Bé bị hăm rát da vùng cổ 

Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và dễ bị kích ứng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không quan sát kỹ, cha mẹ sẽ rất dễ bị nhầm lẫn giữa hăm da và các bệnh lý khác dẫn đến các quyết định sai lầm trong điều trị. Những biểu hiện điển hình của bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh bao gồm:  

  • Vùng da sẽ chuyển đỏ, trợt: Hăm da thường xuất hiện ở vùng da có nếp gấp trên cơ thể. Đây là vị trí dễ đọng lại mồ hôi hay nước sau khi tắm gây ra tình trạng nóng ẩm và tích tụ trên bề mặt da. Khi bị cọ xát, làn da bị trầy xước, tạo kẽ hở cho các yếu tố gây bệnh xâm nhập.
  • Xuất hiện các mụn đỏ: Đôi khi quanh miệng vết trợt có thể nổi các mụn đỏ li ti gây đau đớn và khiến bé cọ xát nhiều hơn. Các mụn nước vỡ làm mở rộng tổn thương và dịch rỉ nhiều hơn.
  • Có thể gây ra rỉ dịch hoặc chảy máu: Các cọ xát mạnh có thể làm mở rộng vùng da bị trợt và khiến các vết trợt cũ sâu hơn gây chảy máu và dễ bị bội nhiễm.
  • Sưng tấy, mưng mủ: Khi bị nhiễm trùng có thể khiến vùng da bị hăm sưng tấy, mưng mủ và gây tổn thương da sâu hơn. Tình trạng hăm da sẽ trở nên nặng nề hơn nếu không được vệ sinh sạch sẽ, bị ẩm nhiều, nhiệt độ nóng.

Ngoài các dấu hiệu trên da, cha mẹ cũng có thể dựa vào vị trí xuất hiện để phỏng đoán xem có phải bé bị hăm da hay không. Hăm da thường chỉ xuất hiện ở các vùng da có nếp gấp như:

  • Nếp cổ
  • Nếp bẹn
  • Kẽ mông
  • Kẽ sau tai
  • Có khi ở rốn
  • Các ngấn da

2. Nguyên nhân gây ra bệnh hăm da ở trẻ 

cặn bột giặt trên quần áo có thể khiến trẻ bị hăm da

Cặn bột giặt có thể gây hăm da ở trẻ sơ sinh

Do sự nhạy cảm, dễ bị tổn thương và khả năng “phòng vệ” còn yếu nên rất dễ bị hăm, viêm nhiễm da khi gặp các tác nhân sau:

  • Da bị ẩm ướt do mồ hôi: Trên thực tế, mồ hôi là một loại dịch tiết chứa bã thải của cơ thể. Do vậy, khi mồ hôi bị đọng lại các nếp gấp của cơ thể sẽ gây ẩm ướt da và tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển gây tổn thương da.
  • Da bé cọ xát với tã bỉm: Một số loại tã bỉm có chất liệu thô ráp gây trầy xước hoặc thêm các hương liệu hóa học gây kích ứng da cũng là nguyên nhân của hăm tã.
  • Da bé bị nhiễm nấm: Nấm cũng là một trong số những nguyên nhân khiến da bé bị tổn thương và gây ra tình trạng hăm da.
  • Chất giặt tẩy sót trên quần áo: Trường hợp này thường xảy ra khi mẹ dùng máy giặt để giặt đồ cho con. Bột giặt hoặc các hóa chất tẩy rửa khác có thể còn lưu lại trên tã vải, quần áo khiến da của con bị dị ứng/kích ứng dẫn đến tình trạng hăm da.
  • Do các tấm lót bằng nilon: Để đề phòng bé đi vệ sinh làm bẩn giường, các mẹ thường lựa chọn các tấm lót có sử dụng chất liệu nilon. Tấm lót này giúp giữ sạch chăn ga rất tốt nhưng lại khiến các chất thải bám ngược lại và ứ đọng trong các nếp da của con nhiều hơn gây hăm da.
  • Đồ ăn lạ gây dị ứng: Ở các bé sơ sinh, chức năng của các cơ quan, bộ phận như hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ miễn dịch… chưa được hoàn thiện. Do đó, trong một số trường hợp bé có thể bị dị ứng khi tập ăn món mới. Các vết dị ứng trên da có thể gây hăm da nếu không được xử lý kịp thời.

3. Cách điều trị hăm da ở trẻ sơ sinh

Bé sơ sinh có làn da rất mỏng manh nên cha mẹ cần thận trọng để tránh làm tổn thương da hoặc sử dụng thuốc điều trị quá mức gây quá liều, tăng các dụng phụ. Các mẹ nên sử dụng các loại lá tắm theo kinh nghiệm dân gian hoặc lựa chọn các loại kem trị hăm cho bé có thành phần tự nhiên là tốt nhất.

3.1. Trị hăm da trẻ sơ sinh bằng bài thuốc dân gian

Với kinh nghiệm được lưu truyền từ ngàn đời nay, các bài thuốc dân gian trị hăm da cho bé vẫn được các mẹ lựa chọn bởi đây cũng là phương pháp thực hiện đơn giản và hiệu quả.

Cách 1: Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

sử dụng lá trấu không để trị bệnh hăm da

Tinh chất kháng viêm của lá trầu không sẽ làm giảm hăm hữu hiệu

Trong Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cây nồng, vào 3 kinh phế, vị, tỳ, có tính năng hạ khí, tiêu viêm, sát khuẩn, phong thấp, kích thích hệ thần kinh và tiêu hóa. Trong Y dược hiện đại, lá trầu không cũng được chứng minh là loại lá có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau hoàn toàn có thể sử dụng để bệnh hăm tả ở trẻ em.

Cách thực hiện: 

  • Mẹ chọn 3 – 4 lá trầu già rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng.
  • Sau đó đun thành nước tắm cho bé, mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng nước lá trầu rửa vùng da bị hăm cho con.
  • Thực hiện ngày 1 lần trong khoảng 3 – 4 ngày là tình trạng hăm da của bé sẽ được cải thiện.

Cách 2: Lá khế trị hăm da ở trẻ em hiệu quả 

Trị hăm da bằng lá khé
Lá khế trị hăm da ở trẻ sơ sinh

Theo Đông Y lá khế có tính lạnh, vị chát, có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa, lợi tiểu hiệu quả giúp chữa trị các chứng nổi mẫn đỏ do hăm, nổi mề đay hoặc lở loét ngứa ngáy trên da. Chính bởi công dụng tiêu viêm, sát khuẩn và giảm đau mà lá khế được sử dụng rất nhiều trong việc trị hăm da cho trẻ nhỏ và người lớn.

Cách thực hiện: 

  • Mẹ chọn loại lá khế vừa, không non cũng không quá già rồi rửa sạch với nước muối.
  • Loại bỏ hết phần xương lá sau đó đem giã chung với một chút muối hột.
  • Hỗn hợp lá khế – muối hột thu được đem đun sôi với nước rồi lọc bỏ toàn bộ phần bã.
  • Để cho nước lá khế nguội rồi mẹ dùng khăn mềm nhúng nước rồi vắt sạch.
  • Sau đó, thấm lên vùng da bị hăm của con. Thực hiện 1 lần/ngày tình trạng hăm của con được cải thiện đáng kể.

Cách 3: Chữa hăm da ở trẻ sơ sinh bằng lá chè xanh

Lá chè chữa hăm da
Lá chè chữa hăm da

Nghiên cứu Y học chỉ ra rằng lá chè lành tính, kháng khuẩn và làm sạch da rất tốt. Đặc biệt, trong lá chè xanh chất Lyzozym giúp tiêu diệt vi khuẩn và sát trùng da cho trẻ hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Mẹ chọn lấy một nắm lá chè xanh già đun sôi với một vài hạt muối hột để làm nước tắm rửa vùng da bị hăm của bé.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 -2 lần đến khi vùng da của bé hết hăm.

Các cách dân gian trị hăm da được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa đón nhận bởi sự lành tính và nguyên liệu dễ kiếm. Tuy nhiên, các phương pháp này chưa có số liệu hiệu quả điều trị cụ thể nên mẹ cần theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị. Nếu áp dụng liên tiếp 2 ngày mà tình trạng của con không được cải thiện thì cần đưa bé đến bác sĩ để được xử lý kịp thời.

3.2. Sử dụng kem bôi 

Kem EmBé Plus cải thiện hăm da hiệu quả

Các loại kem bôi da uy tín có thành phần tự nhiên được nhiều bác sĩ Nhi khoa khuyến khích nên sử dụng. Bởi sự an toàn, dịu nhẹ và đã được nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng, mẹ có thể tham khảo sản phẩm Kem EmBé Plus.

Kem EmBé Plus được Bộ Y Tế cấp chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với thành phần 100% từ tự nhiên, hoàn toàn không chứa các những chất gây hại như corticoid hay paraben. 

4. Trường hợp thăm khám bác sỹ khi trẻ sơ sinh bị hăm da 

Phương pháp xử lý khi phát hiện bé bị hăm da rất quan trọng. Trường hợp bé bị hăm da nhẹ, mẹ có thể dùng các loại lá hoặc các loại kem để kiểm soát triệu chứng. Nhưng nếu sau 2 ngày điều trị, tình trạng hăm da không được cải thiện thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ. Nhất là khi xuất hiện các triệu chứng: 

  • Tình trạng hăm da ở trẻ có chuyển biến xấu: Rỉ máu, rỉ nước, viêm nhiêm.
  • Hăm da có hiện tượng bội nhiễm: Vết thương lan rộng, xuất hiện các mụn mủ xung quanh vùng tổn thương. 
  • Hăm da của trẻ bị nhiễm nấm

da em bé bị hă, nặng cần phải được chữa trị theo lời khuyên bác sỹ

Trẻ hăm da nặng cần có sự điều trị từ bác sĩ chuyên khoa

5. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm da

Khi bị hăm da, da của trẻ sơ sinh sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm và khó chịu. Nếu các triệu chứng không được giảm nhẹ, cơ thể bé có thể bị kích thích dẫn đến các phản ứng ốm sốt toàn thân và khiến bệnh trở nên nặng nề hơn. Vì thề mẹ cần lưu ý hơn khi chăm sóc cho các bé bị hăm da ở trẻ sơ sinh.

  • Vệ sinh đúng cách các vị trí da bé bị hăm

tắm rửa cho bé đúng cách để trị hăm tã

Tắm rửa vùng da bị hăm đúng cách

Mẹ nên dùng nước ấm sạch, không nên dùng bất kỳ loại sữa tắm nào trong thời điểm nhạy cảm này. Khăn tắm cho bé phải là loại vải mềm như khăn xô. Trong quá trình tắm hay lau rửa, mẹ cần nhẹ nhàng, không cọ xát mạnh tay.

  • Sau khi tắm nên lau khô các vị trí hăm da rồi mới mặc đồ cho trẻ

Đây là điều rất nhiều mẹ bỏ qua khiến cho nước tắm đọng lại các nếp gấp da làm tăng nguy cơ hăm da, viêm da ở trẻ sơ sinh. Mẹ cần lưu ý, sau khi tắm, mẹ phải dùng khăn bông mềm thấm sạch nước trên cơ thể, nhất là ở các nếp kẽ tay chân rồi mới mặc đồ cho con.

  • Thay đổi khẩu phần ăn của trẻ, tránh những đồ ăn dễ gây kích ứng

Hăm da có thể nghiêm trọng hơn nếu gặp các thực phẩm dễ gây dị ứng như các loại hải sản (tôm, cua, sò, hàu…), trứng, nhộng…. Bởi thế, mẹ hãy tránh xa những thực phẩm này.

  • Hạn chế đóng tã bỉm cho trẻ nếu trẻ bị hăm da ở vùng bẹn, đùi

Khi bé bị hăm ở các vùng đùi, mông, bẹn thì mẹ nên hạn chế đóng bỉm để làn da không bị cọ xát và luôn thoáng khí. Mẹ nên chọn các loại tã quần có khả năng thấm hút tốt, sợi vải thoát khí.

6. Phòng và chống tái phát hăm da ở trẻ

Một số gợi ý nhỏ nhưng sẽ giúp mẹ chủ động phòng tránh hăm da ở trẻ sơ sinh tránh tình trạng bệnh bị nặng không kiểm soát được. Những gọi ý cụ thể như sau.

  • Lựa chọn bỉm tốt và thay bỉm thường xuyên cho trẻ

Mẹ nên lựa chọn bỉm dựa trên các tiêu chí: Chất liệu mềm mại, thấm hút nhanh, độ thoáng khí cao, khả năng co dãn và không sử dụng các chất hóa học tạo mùi thơm.

Ngoài ra, mẹ cũng nên thay bỉm thường xuyên ngay cả khi bỉm còn sạch, tốt nhất là 2h thay 1 lần, để làn da luôn được bảo vệ tốt nhất.

  • Vệ sinh và giữ phần da, kẽ da của trẻ luôn khô thoáng

Mẹ nên kiểm tra thường xuyên tình trạng hăm da, nhiệt độ cơ thể bé. Đối với các vùng nếp kẽ chân tay, các vùng ngấn cần được đảm bảo luôn thông thoáng và không bị đọng mồ hôi, nước tiểu, nước…

  • Sử dụng các loại quần áo có vải mềm, phù hợp với da của trẻ

chọn quần áo bằng cotton phù hợp với da em bé

Chọn chất liệu vải phù hợp với trẻ sơ sinh

Các loại quần áo có chất liệu cotton 100% là sự lựa chọn an toàn cho da bé. Mẹ nên cắt mác quần áo để tránh chúng cọ xát vào da bé. Nhiều phụ huynh gián tiếp gây ra chứng hăm da ở trẻ là do mặc quá nhiều quần áo cho trẻ.

  • Bổ sung các loại thực phẩm tăng sức đề kháng

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, do vậy thực đơn của mẹ nên có đầy đủ các dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng như Vitamin C, Mg, Ca, Zn….. Và tất nhiên, mẹ phải tránh xa các thực phẩm có thể gây dị ứng như lạc, hải sản, trứng…

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh lý, hướng điều trị, cách chăm sóc và phòng ngừa hăm da ở trẻ sơ sinh. Hy vọng bài viết có thể cung cấp những kiến thức cần thiết nhất để bố mẹ giúp bé tránh xa chứng bệnh này.

Kem bôi da thảo dược Kem EmBé Plus

Kem EmBé Plus là kem bôi da thảo dược an toàn và lành tính cho làn da bé, dùng được cho cả trẻ sơ sinh. Sản phẩm chứa các thành phần từ nhiên nhập khẩu từ châu Âu và công nghệ Aminovector Pháp giúp hoạt chất thấm thấu nhanh vào da và tăng cường hiệu quả bảo vệ da bé. 

Công dụng của Kem EmBé Plus chính là nhờ các thành phần tự nhiên tốt cho làn da và chống hăm tã hiệu quả:

  • Chiết xuất Thông đỏ Pháp, chiết xuất Rau má, chiết xuất Cúc La Mã, Nghệ Nano THC: giảm ngứa nhanh sau 5 phút, chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Chiết xuất Rau má, Vitamin B5: làm dịu da, tái tạo tế bào mới và phục hồi da nhanh chóng. 
  • Vitamin E, Sữa dê, dầu quả Bơ: có công dụng duy trì độ ẩm thích hợp cho làn da để bé luôn cảm thấy dễ chịu và tái tạo vùng da bị tổn thương.

Sản phẩm không những giúp giảm đau rát, giảm ngứa mà còn giúp vùng da bị hăm nhanh chóng se lại, ngăn ngừa viêm nhiễm và tránh làm lan rộng vùng hăm. Theo kinh nghiệm điều trị, khoảng sau 12h, vết hăm sẽ giảm nhanh đỏ rát.

Đồng thời, Kem EmBé Plus giúp giảm ngứa nhanh chỉ sau 5 phút, dịu các vùng mẩn đỏ trong các trường hợp: mẩn ngứa, muỗi đốt, rôm sảy, côn trùng đốt,..

Kem bôi da thảo dược đa công dụng cho trẻ em

Hướng dẫn sử dụng

Bước 1: Làm sạch vùng da bị tổn thương.

Bước 2: Thoa Kem EmBé Plus lên vùng da bị tổn thương ngày 3 – 6 lần. Các trường hợp hăm đỏ nhiều có thể dùng ngày từ 4-6 lần.

Kem EmBé Plus được cấp phép của Bộ Y Tế, được các dược sĩ khuyên dùng và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá bán lẻ 80.000 đồng/tuýp 20 gram.

Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại Link

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…