Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

6 nguyên nhân khiến trẻ bị hăm mà mẹ nên biết

6 nguyên nhân khiến trẻ bị hăm mà mẹ nên biết

Mặc dù hăm tã là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được tình trạng này nếu nắm được các nguyên nhân gây bệnh. Trẻ bị hăm do đâu mà ra? Các mẹ nên tham khảo ngay những chia sẻ cụ thể dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

1. Trẻ bị hăm do cha mẹ không chú ý thay tã thường xuyên

Đây là lý do thường gặp nhất dẫn đến việc trẻ bị hăm. Da của bé cực kỳ mỏng manh, non yếu, nhất là với trẻ sơ sinh thì da chưa có khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Chính vì thế khi bỉm của bé đầy nhưng bạn không kịp thời thay tã cho bé thì da của trẻ sẽ phải tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu, các enzym có trong nước tiểu và phân sẽ thẩm thấu ngược vào da, ngấm vào các lỗ chân lông, từ đó dẫn tới hăm tã.

trẻ bị hăm tã

Trẻ bị hăm tã do mẹ không thay tã thường xuyên

2. Do chất lượng của tã lót kém, có chứa hóa chất bảo quản

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị hăm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tã bỉm khác nhau, nếu mẹ không tìm hiểu kỹ mà chọn mua phải các loại tã kém chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, thành phần tã có chứa chất bảo quản hay hóa chất sẽ rất dễ gây dị ứng da bé. Đồng thời các loại tã chất lượng kém thường có khả năng thấm hút cũng như chống trào ngược cực kém, không tạo ra được độ thông thoáng cho da, khiến da luôn ẩm ướt, là thủ phạm khiến trẻ bị hăm tã.

3. Trẻ bị hăm do mẹ lạm dụng phấn rôm

Rất nhiều bà mẹ bỉm sữa đang bị ảo tưởng về sức mạnh của các loại phấn rôm hiện nay, họ nghĩ rằng nó an toàn và cứ thế sử dụng để bôi cho con, thậm chí ngay sau khi tắm rửa cũng bôi để giúp bé thơm tho, chống rôm sẩy. Tuy nhiên chính việc lạm dụng, sử dụng bừa bãi như vậy lại là thủ phạm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da, da không được thông thoáng và làm xuất hiện tình trạng trẻ bị hăm tã. Không những thế nếu như các mẹ mà dùng phấn rôm không đảm bảo chất lượng cũng gây kích ứng da.

4. Do mẹ không lau khô người, nhất là vùng kín cho bé sau khi tắm hoặc vệ sinh

Ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi để da trẻ bị hăm, nhiều ông bố bà mẹ sau khi tắm cho con đã vội vã quấn ngay tã mà không dùng khăn khô lau sạch. Hoặc sau khi trẻ đi tiểu, đi đại tiện nhưng không lau khô, vẫn còn ướt vùng da mông, hậu môn hay cơ quan sinh dục…nhưng đã mặc luôn tã vào. Chính vì thế chỉ sau một thời gian, vi khuẩn có điều kiện tấn công gây viêm da, hình thành nên hăm tã.

5. Trẻ bị hăm tã do quấn tã quá chặt, lạm dụng việc dùng tã

Thực tế việc dùng tã, nhất là tã giấy mang lại sự tiện lợi cho người mẹ trong quá trình nuôi con, tuy nhiên do quá lạm dụng tã giấy đã khiến làn da trẻ bị ngăn cách với không khí bên ngoài, da bé luôn trong tình trạng bí bách, thường xuyên bị trào ngược phân và nước tiểu. Thêm vào đó việc mẹ quấn tã quá chặt đã vô tình khiến da trẻ bị cọ xát, không được thông thoáng, là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hăm tã.

Mẹ cần thay tã thường xuyên để tránh trẻ bị hăm

Mẹ cần thay tã thường xuyên để tránh trẻ bị hăm

6. Trẻ bị hăm tã do không vệ sinh sạch sẽ thường xuyên cho bé

Trẻ nhỏ thường xuyên đi tiểu và đại tiện, do vậy nếu như cha mẹ mà không lau chùi, rửa ráy, vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhất là ở vùng kín sẽ tạo cơ hội cho bụi bẩn bám vào, vi khuẩn phát triển, sớm hay muộn cũng sẽ dẫn tới hăm tã. Thậm chí việc lạm dụng sữa tắm hoặc các loại dung dịch vệ sinh không phù hợp với độ tuổi của trẻ cũng gây hăm tã.

7. Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị hăm tã ở trẻ

Kem EmBé là sản phẩm dưỡng da đặc trị cho bé được rất nhiều các bậc phụ huynh tin dùng. Với sự kết hợp của bộ đôi Nano Curcumin cùng tinh chất Cúc La Mã mang đến khả năng chống viêm ức chế vi khuẩn, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da tổn thương, giảm ngừa thâm sẹo hiệu quả do hăm da gây ra. Đồng thời, với các hoạt chất thiên nhiên sẵn có trong Kem EmBé, da của trẻ không chỉ hết thâm sẹo mà còn được nuôi dưỡng, tái tạo và bảo vệ tối ưu, tạo điều kiện cho làn da bé luôn khỏe mạnh, hồng hào.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…