Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

8 mẹo dân gian chữa hăm da cho bé hiệu quả nhất

8 mẹo dân gian chữa hăm da cho bé hiệu quả nhất

Chữa hăm da bằng các nguyên liệu dân gian đang là xu hướng ưa chuộng của nhiều mẹ trẻ bởi những lợi ích về sự an toàn, không tác dụng phụ. ​Kem EmBé xin giới thiệu công thức chuẩn xác khi sử dùng các mẹo dân gian để chữa hăm cho bé.

Xem thêm:

1. Chữa hăm bằng lá Trầu Không

Trầu  không có tính ấm và vị cay nồng, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Lá trầu có tính năng hạ khí, tiêu viêm chỉ khai, sát trùng (vi khuẩn và kí sinh trùng) trừ phong thấp, phòng bệnh lam sơn chướng khí kích thích tiêu hóa và thần kinh.

Tác dụng dược lý: lá Trầu Không có tác dụng theo dược lý hiện đại như: kháng khuẩn, giảm đau tiêu viêm, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương và gây hưng phấn.

hamda

Cách dùng: Các mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá Trầu Không rửa sạch và đun sôi để nguội. Tiếp đến, dùng khăn sạch giặt ướt với nước Trầu Không đã nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp và vùng da bị hăm của bé. Mẹ nên làm liên tục một ngày ba lần trong vòng một tuần, thêm vào việc mặc đồ thoáng mát cho bé, chắc chắn sau 1 tuần, hăm da sẽ giảm rõ rệt

2. Chữa hăm bằng lá Khế

Mẹ chỉ cần lấy nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát với một chút muối, cho thêm nước sôi để nguội vào và chắt lấy nước. Sau đó, mẹ lấy mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá Khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé (tương tự với nước trầu không).

hamda_1

Lưu ý: không nên để khăn ngấm sũng nước, nên vắt khô vì khi khăn quá nhiều nước khi thấm vào vùng hăm, nước chảy ra sẽ khiến vết hăm bị lở loét và tình trạng hăm se trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Chữa hăm bằng lá chè

Trà xanh/ chè tươi là một trong những thảo dược đa năng, trị hăm cũng là một công dụng của trà xanh dù là trà túi hay trà xanh nguyên chất. Với trà túi, các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hay bỉm của trẻ để tinh chất tannin có trong trà giúp hút ẩm, cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương bởi hăm.

hamda_2

Còn với trà xanh, có thể dùng nước trà xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé sau đó thấm khô. Mẹ cũng có thể dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Trà xanh có chứa chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da của tbé.

4. Chữa hăm tã bằng cây Mã Đề

Cây mã đề chữa hăm cho bé khá tốt mà cách thực hiện vô cùng đơn giản. Mẹ dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch sau đó, ngâm qua nước muối và để ráo. Mẹ vò nát lá mã đề và thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và làm lành những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

5. Chữa hăm bằng cây cỏ sữa

Mẹ lấy chừng 5-7 cây cỏ sữa loại lá nhỏ, rửa sạch, giã nát hoặc đun sôi lên lấy nước bôi vào chỗ da bị hăm.

6. Chữa bằng búp Ổi non

hamda_4

Các mẹ cũng có thể lấy búp ổi hay lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ hăm cho bé.

7. Chữa hăm bằng dầu olive

hamda_5

Sau khi tắm rửa sạch sẽ, mẹ hãy xoa một lớp dầu oliu mỏng vào mông và đùi em bé hay các vùng da hăm để làm lành vùng da và bảo vệ da khỏi bị sưng đỏ.

8. Chữa hăm bằng cây cỏ roi ngựa

Mẹ lấy cỏ roi ngựa phơi khô, hoặc sao khô rồi cho vào nước sôi hãm như hãm chè tươi 10 – 15 phút. Sau đó, mẹ lấy miếng bông mềm hay tã vải màn thấm nước cỏ roi ngựa chấm vào các vết hăm cho bé, chờ cho vết hăm để tự khô, ngày làm 2 đến 3 lần.

hamda_6

Tuy nhiên, da bé rất nhạy cảm nên mẹ nhớ lưu ý khi sử dụng các loại lá tắm cho bé cần tìm nguồn nguyên liệu sạch, biết rõ nguồn gốc, không có thuốc trừ sâu, vì nếu không lại vô tình gây hại đến da bé. Để đảm bảo an toàn mẹ nên ngâm lá với một chút muối loãng.

Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng biện pháp đơn giản hơn và cũng an toàn tuyệt đối cho bé, đó là Kem EmBé – sản phẩm được nghiên cứu bởi hội đồng khoa học Việt Nam, với thành phần tự nhiên, an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh, hiệu quả trong điều trị RÔM SẢY- HĂM TÃ- VẾT MUỖI ĐỐT- VẾT TRẦY XƯỚC.

Hy vọng với những cách chữa hăm bằng mẹo dân gian trên sẽ giúp mẹ có thêm cách chăm sóc bé, để bé có làn da khoẻ mạnh. Like page “Kem EmBé – trị muỗi đốt, rôm sảy, hăm tã” để cập nhật thêm những bí quyết nuôi dạy trẻ!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…