Nguyên nhân và cách trị hăm háng hiệu quả
Nguyên nhân và cách trị hăm háng hiệu quả
Hăm háng là hiện tượng bệnh lý rất nhiều trẻ mắc phải và là nỗi ám ảnh của các bà mẹ bỉm sữa. Có quá nhiều biện pháp chữa hăm háng được đưa ra khiến nhiều mẹ hoang mang không biết đâu là cách chữa trị hăm háng ở trẻ sơ sinh tối ưu và hiệu quả nhất. Bài viết sau sẽ chia sẻ nguyên nhân cũng như cách trị hăm háng hiệu quả nhất cho bé tới các mẹ cùng tham khảo.
Xem thêm:
1. Nguyên nhân gây hăm háng là gì?
Bé hăm háng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, thường gặp nhất là do sử dụng nhiều tã bỉm không khoa học, không rõ nguồn gốc. Tìm hiểu được nguyên nhân gây hăm cho bé cũng là cách trị hăm háng hiệu quả nhất.
– Do sử dụng tã, bỉm chất lượng kém: đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bé hăm háng. Hiện nay trên thị trường có vô số loại tã, bỉm khác nhau, đặc biệt có rất nhiều sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng kém, dễ gây dị ứng và khiến trẻ bị hăm háng, vì thế các mẹ cần lưu ý lựa chọn sản phẩm tốt, uy tín.
– Do sử dụng tã, bỉm sai cách: theo số liệu thống kê cho thấy có hơn 80% trường hợp trẻ bị hăm háng là do mẹ sử dụng tã bỉm sai cách cho con, điển hình như không thường xuyên thay tã bỉm cho con, không lau khô háng trước khi mặc tã bỉm cho trẻ, quấn tã bỉm quá chặt, liên tục thay nhiều loại bỉm khác nhau…cũng dễ gây hăm ở háng.
– Do không chú ý vệ sinh vùng háng: bạn nên biết rằng vùng háng của trẻ có rất nhiều nếp nhăn, tạo cơ hội cho vi khuẩn cư trú và gây bệnh. Chính vì thế nếu các mẹ mà không vệ sinh sạch sẽ khu vực này cho trẻ thường xuyên sẽ rất dễ dẫn tới bệnh hăm háng.
– Do lạm dụng phấn rôm: nhiều cha mẹ trở nên ảo tưởng với sức mạnh của phấn rôm nên lạm dụng thường xuyên, sau khi vệ sinh cũng bôi phấn rôm hoặc sau khi trẻ đi đại tiểu tiện cũng bôi…Chính vì thế đã gây bít tắc các lỗ chân lông vùng háng, dẫn tới tình trạng bí bách và là thủ phạm khiến trẻ bị hăm ở háng.
– Ngoài ra tình trạng bị hăm háng ở trẻ sơ sinh cũng có thể do cha mẹ lạm dụng dung dịch vệ sinh tắm rửa cho con, do da bé quá nhạy cảm mà ra…
Hăm háng là hiện tượng rất nhiều trẻ sơ sinh gặp phải
2. Dấu hiệu nhận biết hăm da ở háng
Mẩn đỏ, vùng bị hăm nóng hơn vùng da khác, có nhiều vết loét, mụn
– Vùng da ở háng thường xuyên xuất hiện các mẩn đỏ và không lặn, ngày càng mọc nhiều
– Vùng da háng bị hăm sẽ có cảm giác nóng hơn so với các vùng da khác.
– Trẻ liên tục quấy khóc và khó chịu, nhất là khi bạn thay tã hoặc vệ sinh háng cho bé
– Nếu bị hăm háng nặng thì ở háng sẽ có mụn hoặc có thể thể xuất hiện các vết loét.
Hăm háng khiến bé khó chịu và quấy khóc
3. Cách trị hăm háng ở trẻ
– Cha mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng háng và vùng kín cho trẻ bằng nước ấm, hoặc có thể dùng các loại lá tự nhiên để tắm cho trẻ như lá khế, búp ổi, cây mã đề, búp vối…đem nấu với nước sôi đợi nguội rồi tắm sẽ là cáchtrị hăm háng rất hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi sử dụng lá tắm, cha mẹ nên sơ chế kỹ càng để loại bỏ mọi độc tố, tàn dư thuốc bảo vệ thực vật tránh gây kích ứng cho bé.
– Cách trị hăm háng không thể bỏ qua là sau khi tắm, vệ sinh cho trẻ phải dùng khăn bông khô mềm để lau khô háng cũng như toàn bộ mông, cơ quan sinh dục cho trẻ, tránh để vi khuẩn sinh sôi phát triển.
– Tuyệt đối không nên sử dụng sữa tắm, nhất là các loại sữa tắm có bọt, không dùng phấn rôm trong thời gian này là cách trị hăm háng hiệu quả nhất để tránh kích ứng da và khiến tình trạng hăm nghiêm trọng hơn.
– Chú ý kiểm tra tã, bỉm liên tục cho trẻ cũng là cách trị hăm háng mà bậc phụ huynh cần lưu tâm, nếu như trẻ sơ sinh đeo tã thì cách 1 tiếng kiểm tra 1 lần bởi trẻ đi tiểu nhiều, còn trẻ lớn hơn đi bỉm thì cứ 3-4 tiếng phải thay 1 lần, dù là bỉm đã đầy hay chưa cũng cần thay
– Kiểm tra xem chất lượng loại tã bỉm mà bạn đang sử dụng cho con có tốt hay không, tốt nhất nên cho bé sử dụng sản phẩm của các thương hiệu có uy tín.
– Ngoài ra để trị hăm háng cho bé thì cha mẹ cũng có thể sử dụng một số thuốc bôi chuyên dụng do bác sỹ chuyên khoa kê.