Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Mách mẹ cách xử lý AN TOÀN khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt

Mách mẹ cách xử lý AN TOÀN khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu. Ba mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân gây rôm sảy ở mặt trẻ sơ sinh để có biện pháp phòng tránh, chữa trị kịp thời nhé.

Xem thêm:

1. 4 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt

Mồ hôi khiến cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy trên mặt:

Làn da mỏng manh của bé thường rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Trong những ngày nóng bức, cơ thể tiết ra mồ hôi để điều hòa thân nhiệt. Mồ hôi kết hợp với bụi bẩn trong không khí gây bít tắc lỗ chân lông.

Điều này tạo môi trường cho vi khuẩn xuất hiện gây viêm da, làm xuất hiện nốt mẩn đỏ, hay còn gọi là rôm sảy. Đặc biệt là ở phần mặt, do tuyến mồ hôi trên đầu chảy xuống mặt và cổ, dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi rôm sảy ở mặt.

trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt
Tắc nghẽn mồ hôi khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt

Lồng ấp:

Nếu trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi khiến bé bị nổi chấm đỏ trên mặt dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị  nổi rôm ở mặt

Ủ ấm quá nhiều quần áo:

Việc mặc quá nhiều quần áo, và ủ ấm bé sơ sinh trong các lớp khăn khiến trẻ bị nóng, toát nhiều mồ hôi càng làm gia tăng nguy cơ bị rôm sảy.

Thời tiết:

Ngoài ra, do một số yếu tố bên ngoài tác động như thời tiết cũng khiến trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt. Rôm sảy không chỉ xuất hiện trong một mùa cố định. Nhưng thông thường, khi thời tiết nóng bức, độ ẩm không khí cao, rôm sảy dễ xuất hiện hơn do lúc này hệ bài tiết phải làm việc “quá tải”.

Rôm sảy trên mặt trên sơ sinh
Rôm sảy ở mặt trẻ sơ sinh

2. 5 Cách điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Mặc dù vậy, rôm sảy ở mặt trẻ cần có cách điều trị đặc biệt hơn khu vực khác bởi vì đây là vùng da có ảnh hưởng đến ngoại hình của bé. Do đó nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, có thể để lại sẹo trên da mặt bé đến khi trưởng thành, nguy hiểm hơn có thể đối diện với nguy cơ bị mụn mủ, thậm chí là nhiễm trùng huyết.

Vì thế, tùy theo tình trạng cụ thể mà bố mẹ lựa chọn cách trị rôm sảy và chăm sóc da mặt trẻ thích hợp.

2.1. Vệ sinh làn da bé

Bên cạnh việc dùng các sản phẩm chăm sóc da, vấn đề quan trọng nhất chính là giữ vệ sinh cho làn da của bé. Mẹ nên thường xuyên lau mặt cho bé để giữ làn da sạch, tránh bụi bẩn tích tụ cũng như lau bỏ lớp mồ hôi bẩn.

Trong những ngày nóng bức, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để cơ thể không bị mất nước và thoát mồ hôi dễ dàng hơn.

Cho bé mặc thoáng mát giảm rôm sảy ở trẻ
Vệ sinh làn da bé giúp trị rôm sảy

2.2. Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút hồ môi cho bé

Đây là cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh hiệu quả và dễ dàng nhất.

  • Bố mẹ cho trẻ mặc quần áo sơ sinh mềm mại, không bị kích ứng, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Giữ quần áo của trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng

2.3. Giữ nhà cửa, phòng ở của bé thoáng mát, sạch sẽ

Nơi ở của bé rất quan trọng, phải luôn thoáng mát và sạch sẽ, không khí dễ dàng lưu thông để vi khuẩn không dễ dàng phát triển, gây hại. Vì vậy với những ngày thời tiết oi bức, độ ẩm cao bố mẹ cần duy trì nhiệt độ phòng ở mức 22 – 26 độ C để trẻ không cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.

2.4. Đưa trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt đi khám bác sĩ

Vùng da mặt là vùng rất nhạy cảm, có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ. Nếu trẻ có những dấu hiệu sau đây bố mẹ cần đưa trẻ đi khám:

  • Chữa mãi mà không hết rôm sảy: Trẻ sơ sinh đã được chữa rôm sảy bằng các phương pháp nhưng mãi không hết. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định bệnh, và có phương pháp điều trị phù hợp
  • Tình trạng rôm sảy lan thành diện rộng và kéo dài sẽ khiến trẻ ngứa ngáy. Khi đã khó chịu, trẻ sẽ tìm cách gãi và có thể gây nhiễm trùng.
  • Rôm sảy có dạng mủ: Với tình trạng này, bố mẹ không nên chủ quan tự chữa trị cho trẻ sơ sinh tại nhà. Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Nếu trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt có kèm theo các triệu chứng bệnh khác như sốt, nôn trớ… thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Thăm khám bác sĩ khi tình hình rôm sảy nặng
Thăm khám bác sĩ khi tình hình rôm sảy nặng

2.5. Dùng thuốc bôi trị rôm sảy

Sau đi đưa trẻ đi khám, các bác sĩ thường sẽ hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc bôi trị rôm sảy cho bé có thành phần như:

  • Lanolin: giúp ngăn ngừa bít các ống dẫn mồ hôi, ngăn không nổi rôm mới
  • Calamine: giúp giảm ngứa
  • Steroid: chỉ dùng khi bị rôm sảy nặng, giúp kháng viêm, tránh biến chứng.

Ngoài ra, bố mẹ có thể dùng những sản phẩm bôi ngoài da có chứa thành phần Nano Curcumin và Cúc la mã có tác dụng:

  • Hai chất này có tác dụng làm giảm cảm giác khó chịu, tiêu trừ ngứa ngáy.
  • Nó còn giúp bảo vệ làn da khỏi tác động từ môi trường, kích thích tái tạo tế bào da, lành vết trầy xước.

Lưu ý:

  • Mẹ không nên chọn sản phẩm có chứa corticoid và paraben vì chất này gây kích ứng da, làm tình trạng rôm sảy nặng hơn.
  • Sau khi sử dụng kem dưỡng da, làn da của bé sẽ tái tạo lớp da mới. Lúc này các mẹ nên bôi kem nghệ hoặc nghệ tươi để tránh để lại sẹo sau này.
  • Mẹ nên tránh bôi kem khu vực gần miệng, mắt, mũi của trẻ.

3. Mẹ cần lưu ý gì khi điều trị cho trẻ nổi rôm sảy trên mặt

Khi điều trị rôm sảy ở mặt trẻ sơ sinh, bố mẹ cần lưu ý:

Bố mẹ tránh dùng tay trực tiếp bôi thuốc lên mặt trẻ
Bố mẹ không nên dùng tay trực tiếp bôi thuốc lên mặt trẻ
  • Không dùng tay trực tiếp bôi thuốc trị rôm sảy hay kem dưỡng da vì điều này rất dễ gây nhiễm trùng da của trẻ. Tốt nhất bố mẹ nên dùng tăm bông lấy một lượng vừa đủ rồi chấm lên những vùng da nổi rôm sảy.
  • Phòng ốc nên sạch sẽ, mát mẻ, nhiệt độ duy trì ở mức thoải mái để bé không cảm thấy ngứa ngáy và để thuốc thấm vào da tốt hơn.
  • Khi bôi thuốc cần tránh để thuốc dính vào niêm mạc mắt và mũi của trẻ.
  • Khi đã bôi thuốc, mẹ không nên dùng thêm phấn rôm vì nó có thể làm da thêm bí bách.
  • Ba mẹ nên mua thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trong trường hợp bôi thuốc 1-2 tuần mà không thấy thuyên giảm, các mẹ nên đưa bé đi khám để điều trị kịp thời.
rom-say-tren-mat-be
Rôm sảy trên mặt bé
  • Không tùy tiện dùng lá cây để làm nước rửa mặt khi chưa biết rõ tình trạng rôm sảy của bé thuộc dạng nào. Nhất là khi trẻ nổi rôm sảy trên mặt, trẻ có thể bị dị ứng với lá cây và rôm sảy trở nặng hơn ảnh hưởng đến ngoại hình của bé sau này.
  • Không massage cho trẻ bằng dầu dừa, dầu oliu: Bởi điều này sẽ làm bít lỗ chân lông và làm tình trạng rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn
  • Không dùng xà phòng của người lớn: Da bé rất mỏng manh, sử dụng xà phòng của người lớn khiến da bé trở nên nhạy cảm và dễ mắc bệnh da liễu hơn. Ba mẹ nên chọn loại sữa tắm em bé có thành phần dịu nhẹ để bảo vệ làn da bé.
  • Không để bé dùng tay gãi vết rôm sảy: Trẻ nổi rôm sảy trên mặt hay bất cứ vùng nào đều gây ngứa ngáy. Việc dùng tay gãi vùng da bị rôm sảy sẽ dẫn đến viêm da và khó hồi phục

4. Cách phòng tránh rôm sảy ở mặt trẻ sơ sinh

Rôm sảy tuy là một bệnh lý không nguy hiểm nhưng cũng gây khó chịu cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, bố mẹ hoàn toàn có thể tránh được trình trạng trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt nếu chú ý thực hiện những cách phòng tránh đúng đắn.

Trẻ nên được nằm trong phòng thoáng mát
Trẻ nên được nằm trong phòng thoáng mát, nhiệt độ phù hợp
  • Các mẹ nên để trẻ nằm trong phòng mát, nhiệt độ vừa đủ, không nên quá lạnh vì sẽ ảnh hưởng đến việc hô hấp của trẻ.
  • Mẹ nên cắt móng tay cho bé hoặc đeo bao tay mỏng, thấm mồ hôi để bé không cọ tay lên mặt.
  • Thực phẩm mẹ ăn nên tránh những thực phẩm gây nóng. Bởi những thực phẩm này qua đường sữa mẹ sẽ gây ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh.
  • Mẹ nên cho bé đi chơi vào khoảng thời gian thích hợp. Tốt nhất là trước 10h sáng và sau 4h chiều.
  • Kiểm tra da bé thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ, tránh để bé chảy nhiều mồ hôi.

Tuy là một bệnh thường gặp nhưng rôm sảy trên mặt trẻ sơ sinh có thể để lại những hậu quả đáng tiếc, đặc biệt là về mặt thẩm mỹ nếu như ba mẹ không có sự quan tâm đúng cách. Hy vọng với chia sẻ về những điều nên biết khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt sẽ giúp ba mẹ có cách bảo vệ và xử lý tốt hơn cho bé.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…