Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Trẻ bị rôm sảy nặng sẽ rất nguy hiểm – Mẹ đừng mắc sai lầm

Trẻ bị rôm sảy nặng sẽ rất nguy hiểm – Mẹ đừng mắc sai lầm

Trẻ bị rôm sảy nặng có nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hơn thế nữa, vết rôm sảy có thể để lại sẹo thâm và ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ, khiến trẻ tự ti khi tiếp xúc với mọi người. Do đó, bố mẹ cần có biện pháp điều trị thích hợp chữa rôm sảy cho bé hiệu quả nhanh và an toàn.

Xem thêm:

1. Trẻ bị rôm sảy nặng có nguy hiểm không?

Rôm sảy vốn là bệnh lành tính, có thể tự hết sau 7-10 ngày. Tuy nhiên nhiều bố mẹ không biết cách điều trị đúng cách khiến trẻ bị rôm sảy nặng hơn và có thể dẫn đến nguy hiểm, cụ thể như:

1.1. Viêm da mãn tính

Khi bé bị rôm sảy nặng, làn da sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm. Giai đoạn này nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm da mãn tính, da gặp vấn đề về khả năng tiết mồ hôi hoặc thậm chí viêm cầu thận cấp.

1.2. Nhiễm trùng da

Những vết rôm sảy trên da có thể gây nhiễm trùng, là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập gây nên cảm giác ngứa ngáy hoặc đau đớn, khó chịu cho bé. Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng da có thể sẽ để lại những vết sẹo, cũng như sự hình thành những tế bào biểu bì sau này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong một vài trường hợp rôm sảy nặng, bé còn phải đối mặt với nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch não.

tre-bi-rom-say-nang
Nốt rôm sảy có mủ

1.3. Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là biến chứng do tình trạng nóng sốt khi bé bị rôm sảy nặng. Sốc phản vệ có thể biểu hiện ở các triệu chứng như: hạ huyết áp, đau đầu, nôn, mạch đập nhanh…

Sốc phản vệ có thể gây ra nhiều trường hợp tử vong.

1.4. Nhiễm trùng huyết khi trẻ bị rôm sảy nặng

Khi những nốt rôm sảy chuyển sang giai đoạn nặng và có mủ là lúc tình trạng nhiễm trùng đã trở nên quá nặng. Ở giai đoạn này, bé có thể bị nhiễm trùng máu, gây ra nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm màng não… nguy hiểm đến tính mạng.

2. Dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị rôm sảy nặng, cần đưa đi viện gấp?

Với những dấu hiệu rôm sảy ở trẻ dễ dàng nhận biết, trẻ bị rôm sảy nếu được chăm sóc tốt và điều kiện thời tiết phù hợp có thể tự hết sau 7-10 ngày phát hiện.

Tuy nhiên, nếu tình trạng rôm sảy sau thời gian này không giảm đi mà còn chuyển biến tiêu cực, với những dấu hiệu sau đây thì có thể bé bị rôm sảy nặng và cần chuyển đi bệnh viện gấp:

  • Sau 7 – 10 ngày những vùng da bị rôm sảy không thu nhỏ lại mà ngày càng lan rộng hơn.
  • Tình trạng rôm sảy liên tục tái đi tái lại nhiều lần trên một vùng da
  • Bé có cảm giác bứt rứt, khó chịu, quấy khóc kèm theo những biến chứng nhiễm trùng da, sốt cao.
  • Khu vực bị rôm sảy có mủ, các nốt rôm sảy có đầu trắng hoặc có xuất hiện nước ở đầu nhọt.
Nốt rôm có mủ
Nốt rôm có mủ

3. Cách điều trị cho trẻ khi bị rôm sảy nặng

Khi rôm sảy đã chuyển sang giai đoạn nặng, các mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà bằng bất kỳ biện pháp nào. Việc bôi các loại thuốc hoặc các biện pháp dân gian trong giai đoạn này có thể sẽ khiến tình hình rôm sảy trên da bé càng trầm trọng hơn. Có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Điều cần làm khi trẻ bị rôm sảy nặng là lập tức đưa bé đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa da liễu.

dieu-tri-cho-tre-bi-rom-say-nang
Em bé bị rôm sảy nặng

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bố mẹ cần chăm sóc làn da của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát bằng cách:

  • Tạo môi trường thoáng mát cho trẻ: cho bé chơi ở nơi mát mẻ, tránh đi chơi ngoài nắng, bụi bặm.
  • Luôn cho bé mặc đồ thoáng mát, rộng rãi dễ hút mồ hôi.
  • Đối với trẻ nhỏ thì hạn chế việc sử dụng tã lót, tả quần vào mùa hè.
  • Nên tắm cho trẻ mỗi ngày 2 lần vào 10h sáng và 5h chiều để làm mát cơ thể và sạch mồ hôi.
  • Cần cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, sữa mẹ.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ: Đối với trẻ còn bú mẹ thì mẹ nên uống nhiều nước bổ sung nhiều thực phẩm tươi mát để bé hấp thu qua sữa. Còn đối với những trẻ đã ăn dặm hoặc ăn mạnh thì nên bổ sung thêm các thực phẩm từ rau khoai, rau ngót, lá tía tô, bí trắng, rau mồng tơi, rau má hay các loại nước ép cam, nước râu bắp, dưa leo, đậu xanh, rau dền…Những thực phẩm này đều có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, nhuận tràng và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho bé.
  • Tuyệt đối không giảm ngứa cho trẻ bằng cách dùng bàn chải, xơ mướp hoặc khăn bông kỳ hay chà mạnh lên da.

4. 5 sai lầm của mẹ khi trị rôm sảy cho trẻ

Rôm sảy ở trẻ có thể tự khỏi nếu bố mẹ biết chăm sóc da trẻ đúng cách, nhưng sẽ trở nặng bởi những sai lầm sau đây:

Sai lầm của mẹ khi trị rôm sảy cho trẻ
Sai lầm của mẹ khi trị rôm sảy cho trẻ

4.1. Dùng phấn rôm để trị rôm sảy cho bé

Bởi thực chất những hạt phấn rôm li ti không có tác dụng chữa rôm mà chỉ khiến các lỗ chân lông bị tắc lại. Sự tắc nghẽn này khiến mồ hôi không thể thoát ra, làm cho bệnh trở nặng hơn.

Phấn rôm chỉ nên dùng trong trường hợp rôm nổi ít để làm dịu ngứa cho trẻ. Khi rôm nhiều, đặc biệt các nốt rôm bị trầy xước, bố mẹ tuyệt đối không dùng phấn rôm để tránh gây nhiễm trùng và kích ứng da của trẻ.

4.2. Lạm dụng massage bằng tinh dầu

Massage giúp lưu thông máu và giúp trẻ thư giãn dễ chịu hơn, nên nhiều mẹ áp dụng cách này để giúp con giảm ngứa. Tuy nhiên đối với vùng rôm sảy không nên dùng tinh dầu massage (dầu olive, dầu dừa) bởi sẽ gây nhờn rít, bít tắc nang lông, làm tình trạng rôm sảy và nhiễm trùng nặng hơn.

Lạm dụng tinh dầu để massage cho bé bị rôm sảy nặng
Lạm dụng tinh dầu để massage cho bé bị rôm sảy nặng

4.3. Sai lầm khi tự ý sử dụng thuốc trị rôm sảy

Nhiều bố mẹ thấy con ngứa ngáy, khó chịu nên nóng lòng tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc bôi cho trẻ khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt khi bố mẹ vô tình mua phải các loại thuốc có thành phần Corticoid nặng, khi bôi cho trẻ có thể gây biến chứng. Nếu sử dụng bôi kéo dài sẽ gây nhiễm trùng, giãn mạch, kích ứng da…

4.4. Pha nước tắm cho trẻ sai cách

Trong tự nhiên có nhiều loại lá  có tác dụng làm mát, cải thiện tình trạng rôm sảy ở trẻ như: trà xanh, sài đất, mướp đắng, lá khế…. nhưng bố mẹ có thể dùng nấu nước tắm cho con khi mới chớm bị rôm. Nếu bố mẹ pha nước tắm quá đặc hoặc không xử lý lá kỹ trước khi đun nước tắm sẽ khiến tình trạng thêm nặng hơn. Bố mẹ có thể tham khảo cách sử dụng lá tắm cho trẻ bị rôm sảy đúng cách tại đây

Tương tự việc vắt chanh quá nhiều hoặc dùng chanh chà xát vào vùng da bị nổi rôm của trẻ vì như thế có thể khiến làn da nhạy cảm của trẻ bị tổn thương, loét da, gây đau rát.

Dùng chanh chà xát vào da của bé
Dùng chanh chà xát vào da của bé càng làm vết rôm sảy trở nặng

4.5. Sai lầm khi dùng sữa tắm trị rôm sảy

Nhiều bố mẹ chủ quan cho trẻ dùng sữa tắm của người lớn để tắm cho trẻ. Tuy nhiên, chúng chứa độ kiềm cao, gây khô da, kích ứng, làm suy yếu hàng rào bảo vệ và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da.

5. Cần làm gì để trẻ không bị rôm sảy nặng?

Để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy đến với trẻ khi bị rôm sảy nặng, bố mẹ cần thực hiện nghiêm túc một số lưu ý quan trọng sau:

  • Tuyệt đối không được nặn bóp những nốt rôm sảy xuất hiện trên da bé: Hành động này sẽ làm lây lan nước dịch sang những vùng da khác và tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập dễ dàng.
  • Không được dùng các loại tinh dầu, kem massage cho trẻ trong giai đoạn này: Đây chính là nguyên nhân gây bít lỗ chân lông, khiến tình trạng rôm sảy thêm trầm trọng hơn.
  • Có thể sử dụng một số loại lá để tắm cho bé: Tuy nhiên không nên tắm với nồng độ quá đặc để tránh gây kích ứng da.
  • Không dùng các loại sữa tắm, xà bông người lớn với nồng độ chất tẩy rửa và hóa chất cao để tắm cho bé.
  • Các mẹ nên cắt ngắn móng tay, móng chân cho bé để hạn chế việc bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và tự gãi gây viêm nhiễm, trầy xước vùng da bị rôm sảy.
  • Không được tự ý sử dụng thuốc uống hoặc bất kỳ loại thuốc bôi nào để chữa rôm sảy nặng. Cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc.

Khi trẻ bị rôm sảy, bố mẹ tuyệt đối không được lơ là để tránh gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Nếu bé nhà bạn đang gặp phải tình trạng trẻ bị rôm sảy nặng nêu trong bài viết, hãy lập tức đưa bé đến gặp các bác sĩ da liễu để được can thiệp kịp thời.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…